Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một bệnh ly vùng hậu môn khá phổ biến. Người ta nói rằng “thập nhân cửu trĩ” để chỉ mức độ phổ biến của bệnh trĩ trong đời sống. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ và một số yếu tố thuận lợi khiến bệnh trĩ dễ xảy ra hơn. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Những ai dễ bị bệnh trĩ?
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ
Theo kết quả thống kê, có khoảng 30 – 50% dân số Việt Nam bị bệnh trĩ. Khi các tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn bị phình dãn quá mức gây ra bệnh trĩ. Tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra. Người ta thống kê và thấy rằng, nguy cơ bị bệnh trĩ cao ở nhóm người dưới đây:
Người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, các nguyên nhân làm tăng áp lực trong ổ bụng (người bệnh viêm phế quản gây ho nhiều, suy tim, xơ gan …), sa sàn chậu, những những u bướu vùng hậu môn trực tràng.
Người làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều 6-8 tiếng mỗi ngày. Theo kết quả thống kê, số lượng nhân viên văn phòng bị bệnh trĩ phải phẫu thuật là cao nhất.
Người có công việc phải ngồi nhiều như người làm nghề lái xe đường dài, công nhân may mặc
Những người lười vận động, ít tập luyện thể dục thể thao. Hay có thói quen ngồi bán cầu lâu, đem cà báo và laptop vô ngồi đọc khi đi cầu.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong thời gian mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Phụ nữ cho con bú. Thường thì phụ nữ đang trong thời gian cho con bú thường dễ mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Một số yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ phát sinh
Với những người bị viêm đại tràng mãn tính và táo bón kinh niên, khi bị những bệnh này, bệnh nhân khi đi cầu phải rặn nhiều khiến áp lực trong ống hậu môn tăng lên khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng lên khi phân đi qua, lâu ngày sinh ra trĩ.
Áp lực ổ bụng tăng thường xuyên. Với những người thường xuyên phải khuân vác, ho nhiều do bệnh ở phổi, phế quản tạo điều kiện thuận lợi cho trĩ xuất hiện. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ do nguyên nhân này cũng khá cao ở người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên văn phòng… Ngoài ra, ở những người bị ung thư trực tràng, có thai ở những tháng cuối… các tĩnh mạch cũng bị chèn, cản trở máu hồi lưu dẫn đến dễ bị trĩ.
Bệnh trĩ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, người bị trĩ thường xuyên bị đi ngoài ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu rất khó khăn khiến người bệnh luôn phải sống trong tâm trạng không thoải mái. Vậy nên ngay từ bây giờ, chúng ta hãy lập cho mình một kế hoạch sinh hoạt và vận động hợp lý, phòng ngừa nguy cơ gây bệnh trĩ cũng là để cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn. Có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường vận động, thay đổi thói quen đi tiêu và tăng cường kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu có những dấu hiệu bệnh như đi ngoài ra máu, táo bón kéo dài … thì nên đi khám sớm, tránh để bệnh lâu ngày việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Trả lời