Sỏi niệu – Tưởng không sao mà hóa ra lại nguy hiểm

Siêu âm, chụp X-quang ổ bụng là kỹ thuật hay áp dụng nhất trong việc phát hiện niệu. Soi cũng giúp phát hiện trong bọng đái và các bệnh kết hợp ở bọng đái, cổ bọng đái, niệu đạo.

là bệnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn nữ và hiếm thấy ở trẻ em. Bệnh không khó chữa, ít nguy hiểm, nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây suy .

Dấu hiệu nhận diện

ThS-BS Bùi Văn Kiệt – BV Bình Dân, cho biết: Trong hơn 90% các trường hợp sỏi là do sự gia tăng các chất hòa tan vào . Sự gia tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho và sau một thời gian “lắng đọng” sẽ tạo sỏi.

Ngoài ra, việc nhận diện còn tùy thuộc vào vị trí đau. Chẳng hạn, sỏi bế thận – thường do sỏi được tạo nên trong đài thận và rớt vào bể thận nhưng không xuống được có thể gây bão thận, và nếu nước tiểu có thể gây các biến chứng trầm trọng.

Sỏi niệu quản: Thường gây cơn đau bão thận với đặc điểm: cơn đau xuất hiện đột ngột sau một vận động thể hình, cường độ đau tăng nhanh và kịch phát khiến bệnh nhân lăn lộn, vặn mình để tìm tư thế giảm đau, thường có các rối loạn tiêu hóa đi kèm như: trướng bụng, liệt ruột, ói mửa, táo bón, không đánh hơi được có thể làm chẩn đoán lầm với tắc ruột, nhưng đôi khi có tiêu chảy. Trong cơn đau, bệnh nhân cũng thường có cảm giác bí tiểu, khó đi tiểu, tiểu nhiều lần, lượng ít, tiểu rát buốt, nước tiểu có máu…

Sỏi bọng đái: thường thứ phát do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do có bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo, thường gặp ở người nam lớn tuổi. Có thể gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có máu hoặc gây bí tiểu tư thế: đứng không tiểu được, nằm tiểu được.

Nguy hiểm nhất là sỏi im lặng: Sỏi bế tắc hai bên hoặc trên thận nhưng không có triệu chứng, chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã bị nhiễm trùng nặng, tàn phá cả hai thận, hoặc thận teo hai bên khiến chức năng thận tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi dù cho có can thiệp lấy sỏi giải phóng bế tắc.

soi-nieu-cho-xem-thuong-1

Hình ảnh sạn thận trái được chụp MSCT

và phòng ngừa

Siêu âm, chụp X-quang ổ bụng là kỹ thuật hay áp dụng nhất trong việc phát hiện sỏi niệu. Soi bọng đái cũng giúp phát hiện sỏi trong bọng đái và các bệnh kết hợp ở bọng đái, cổ bọng đái, niệu đạo.

Xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết khá nhiều thông số liên quan đến sỏi niệu. Trong những trường hợp cần thiết, nên chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ để phát hiện các loại sỏi nhỏ hoặc có thể tiến hành cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn, nếu có thì vi khuẩn gây bệnh thuộc loại gì, nhạy cảm nhất với loại kháng sinh nào… Ngoài ra, người ta còn phân tích nước tiểu để biết về chỉ số creatinin, độ pH,điện giải…

BS Kiệt cho rằng, phần lớn sỏi được điều trị bằng cách lấy sỏi qua da, tán sỏi trong và ngoài cơ thể. Nhưng ở nước ta, phương tiện kỹ thuật còn giới hạn nên mổ hở vẫn chiếm vị trí khá quan trọng trong điều trị sỏi. Ngoài ra, đôi khi phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị mới đạt hiệu quả.

Sỏi niệu rất dễ tái phát sau điều trị nên cần tìm nguyên nhân sinh sỏi ngay lần đầu tiên để có thể phòng ngừa. Bởi nguy hiểm thật sự của sỏi niệu chính là sự hủy hoại thận do bế tắc và nhiễm trùng. Vì vậy, bác sĩ khuyên bệnh nhân cần uống thật nhiều nước để giữ nước tiểu được pha loãng, chế độ ăn phù hợp; điều trị triệt để các nhiễm trùng niệu cũng như các bế tắc, ứ đọng hay dị dạng đường tiểu.

Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi, muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online