Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật

Khi bị sốt cao, co giật trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.

Sốt cao, co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Sốt cao, co giật là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh và trong một khoảng thời gian ngắn. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có sốt cao đột ngột lại không được uống nước đầy đủ hoặc mặc quá nhiều áo, ở trong môi trường ngột ngạt, không thoáng khí.

rất có hại cho cơ thể và bộ não của trẻ do thiếu ôxy não. Đặc biệt là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Trong cơn co giật trẻ thường nôn mửa, nếu người lớn không có cách xử trí đúng và kịp thời thì trẻ có thể gặp nguy hiểm. Bởi khi co giật, trẻ dễ hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi gây tổn thương phổi. Do đó, các cha mẹ cần biết cách sơ cứu đúng cách và kịp thời cho con.

Triệu chứng sốt cao, co giật

Những cao, co giật nhẹ cơn co giật thường kéo dài 15 phút, trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn co giật chỉ diễn ra một lần. Những trẻ này thường tự khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, ở những trẻ nặng hơn, sốt cao, co giật nặng thường do sốt kèm các triệu chứng như cơn co giật kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não, dẫn đến làm liệt todd (liệt sau cơn co giật) và có thể có nhiều cơn co giật trong vòng 24 giờ. Khi bị nặng, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tổn thương. , động kinh, các cơn co giật diễn ra nhiều lần và rất nguy hiểm.

Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật

so-cuu-sot-co-giat-o-tre1

Khi trẻ có các triệu chứng của , co giật, nên bình tĩnh và thực hiện sơ cứu nhanh chóng, kịp thời

Bước 1: Khi trẻ bị sốt cao, co giật, cha mẹ nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng. Cố gắng tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ.

Bước 2: Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán. Lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.

Bước 3: Khi bị sốt cao, co giật trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.

Bước 4: Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa. Nằm như thế sẽ tránh dịch hậu môn vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát. Không chủ quan, để trẻ ở nhà tự chăm sóc và cho uống thuốc mà chưa có chỉ định của bác sỹ.

Một số điều cần tránh khi trẻ bị sốt cao, co giật

Khi trẻ bị sốt cao không được ghì chặt trẻ.Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì có thể khiến trẻ bị sặc. Không dùng vật cứng để ngang miệng. Không ủ ấm, hoặc mặc thêm quần áo cho con mà nên nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách nới rộng quần áo, đặt trẻ ở phòng thoáng mát.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online