Phương pháp điều trị đại tiện ra máu

có thể là triệu chứng của một số lý vùng hậu môn trực tràng, chỉ tình trạng khi đại tiện có máu theo kèm và máu có màu đỏ tươi. Số lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt, kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn tùy theo từng . Đi ngoài ra máu tươi đầu tiên phải kể đến trĩ, sau đó là polip trực tràng, viêm, nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu …Cần thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

815601

Các bệnh lý có liên quan đến đi ngoài ra máu

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ khá phổ biến, gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau thường là người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người phải đứng lâu, ngồi nhiều, người bị rối loạn đại tiện, bị khối u ở trực tràng hậu môn, u xơ tử cung ….Những u này làm cản trở máu hậu môn trực tràng trở về và là một trong số các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Người bệnh trĩ ngoài bị đi ngoài ra máu tươi còn kèm theo các triệu chứng như đau vùng hậu môn, sưng nề vùng hậu môn, bị rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ông hậu môn.

2. Polip trực tràng và đại tràng

Bệnh nhân bị bệnh này thường bị đi ngoài ra máu tươi với số lượng nhiều, nhiều khi có tình trạng thiếu máu nặng, đại tiện máu tươi từng đợt, người bệnh không bị táo bón cũng bị chảy máu.
3. Viêm, nứt kẽ ống hậu môn

Bệnh hình thành chủ yếu do người bệnh bị táo bón dài ngày, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt hậu môn. Tình trạng viêm và nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ. Người bệnh thường bị đau vùng hậu môn, đau thường xuyên cả khi không đại tiện, máu tươi nhỏ thành giọt, đau lưng khi đi đại tiện, đau nhiều làm cho bệnh nhân không dám ăn, sợ ăn nhiều phải đi nhiều càng đau hơn.
4. Viêm loét đại trực tràng chảu máu

Căn bệnh này không phổ biến, rất hiếm gặp. Người bệnh có biểu hiện đi đại tiện nhiều lần, lẫn máu tươi với số lượng lớn, có thể lẫn ít nhầy, bệnh nhân bị đau bụng.
Bệnh nhân bị đi ngoài ra máu cần thăm khám sớm

Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý. Không thể vội vàng kết luận trường hợp đi ngoài ra máu này là bệnh gì mà cần thăm khám cụ thể tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị cho từng trường hợp. Để biết rõ mức độ tổn thương, vị trí tổn thương cũng như chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, người bệnh có thể tiến hành một số xét nghiệm như:

Nội soi dạ dày, tá tràng.
Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.
Siêu âm gan mật.
Xét nghiệm chức năng gan.

Để giảm thiểu khả năng bị đi ngoài ra máu, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

Hạn chế công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều, không uống rượu bia, không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.

815602

Cần hạn chế phải đứng hoặc ngồi quá lâu để giảm nguy cơ bị táo bón, đi ngoài ra máu.

Tránh bị táo bón bằng cách tập đi đại tiện đúng giờ, ăn những thức ăn làm phân mềm, chế độ ăn nhiều rau xanh, củ cải chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng… nước trái cây hay trái cây như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín. Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày).

Người bệnh cũng nên giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.

Theo 3tpharma

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online