Tác hại của bệnh kiết lỵ

Có 2 chính gây , vì vậy các chuyên gia cũng chia kiết lỵ ra làm 2 loại khác nhau. Lỵ do Entamoeba histolyca gây ra được gọi là lỵ amibe, loại còn lại do vi khuẩn Shigella gọi là lỵ trực trùng. Những của bệnh thường là đau bụng, tiêu chảy,sốt nhẹ,…

Lỵ trực trùng: Bệnh thường dễ nhận ra vì đến ồ ạt. Biểu hiện của lỵ trực trùng là hai dấu hiệu: nhiễm trùng và đi cầu. Người bệnh chán ăn, sốt cao, có thể co giật, tiếp đến là đau bụng quanh rốn rồi đau quặn ruột, không thể đứng thẳng mà phải khom người, đi ngoài ban đầu phân lỏng, sau đi ra toàn chất nhầy lẫn máu. Đi ngoài một ngày 10-12 lần, có tình trạng mất nước, mệt mỏi, kiệt sức.

vi-khuan-shigella-gay-benh-ly-truc-trung-300x224

Bệnh do vi khuẩn shigella gây ra, làm viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Do đó, nếu không giữ vệ sinh tốt, chẳng hạn người bị bệnh đi ngoài không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố không sạch sẽ thì nguy cơ bị bệnh rất cao. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng… Ruồi ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn là những “nguồn truyền bệnh rất nhanh.

Lỵ amibe: Thể lỵ này khó nhận ra hơn vì bệnh không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ âm ỉ. Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chắc chắc sẽ đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi ngoài từ 5-10 lần.

Ly-amibe-gay-sot-nhe-300x199

Tác hại của bệnh lỵ: Rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn, là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Đối với các bé, vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm.

Lỵ amibe: có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây áp xe gan.

Điều trị bệnh như thế nào?

Nếu phát hiện có các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ, bệnh nhân phải vào bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, kịp thời, không để bệnh chuyển thành nặng và có nguy cơ lây lan cho những người xung quanh. Tùy vào từng loại lỵ mà các bác sĩ sẽ căn cứ để kê đơn thuốc. Trong khi lỵ trực trùng thường sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm sulfamide Cotrimoxazole (Bactrim, Lidaprim, Septril. Eusaprim…) và các kháng sinh (Ampicilline, Chloramphenicol, Tetracycline…) thì lỵ amíp lại sử dụng loại thuốc như Metronidazole (Flagyl, Klion …) trong điều trị. Việc điều trị phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế.

Trong trường hợp trẻ còn nhỏ, dùng thuốc nhưng không khỏi, nên đứa bé đến bệnh viện xét nghiệm phân, chẩn đoán đúng sẽ chữa trị đúng. Lưu ý, không nên tự ý đi mua thuốc hoặc chữa theo kinh nghiệm dân gian. Chữa càng sớm càng tốt, “nuôi” bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh lỵ do không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi ngoài, do thực phẩm bị nhiễm trùng. Bởi thế phòng tránh lây nhiễm là việc rất quan trọng.

Theo tuổi trẻ

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online