Nhai cơm một bên dễ gây lệch mặt

Thực tế, việc các bé chỉ nhai một bên hàm trái hoặc một bên hàm phải (còn gọi là nhai lệch hàm) không chỉ là tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Bình thường, khi nhai, hai hàm răng luôn có tính vận động đối xứng.

Chỉ nhai một bên hàm không chỉ khiến bé gặp rắc rối với các vấn đề về răng miệng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới yếu tố thẩm mỹ sau này.

Con nhai một bên, gia đình náo loạn

Thời gian gần đây, chị Thanh Hằng (Q.1, Tp.HCM) luôn tỏ ra sốt sắng khi cu Min (2 tuổi) có chỉ nhai một bên hàm. Cho dù chị có nịnh nọt như thế nào, bé cũng cương quyết không nhai hàm bên kia.

Có lần tức quá, chị vỗ đen đét vào mông đít bé, bắt nhai đều cả hai bên thì bé khóc nức nở, ho sặc sụa rồi nôn trớ khắp nhà. Mẹ chồng xót cháu, vội vã ra xin: “Đứa nào tầm tuổi này chẳng nhai như vậy. Thằng B, con ông A, cháu bà C đến 6 tuổi rồi mà cũng chỉ nhai một bên, vẫn khỏe mạnh, đẹp trai nhất xóm đấy”.

Biết không thể ăn thua với hai bà cháu, chị đành tặc lưỡi thở dài: “Thôi kệ vậy, hi vọng lớn thêm vài tuổi nữa nó sẽ hiểu lợi hại rồi sửa được”.

lech-mat-vi-nhai-com-mot-ben-1

Ảnh minh họa

Khác với cu Min, bé Zon (5 tuổi) nhà chị Thúy Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) bắt đầu thói quen chỉ nhai bên hàm trái từ khi răng hàm phải bị sâu. Lúc đầu, vì đau nên bé giao toàn quyền nghiền thức ăn cho hàm bên trái, song đến khi các bác sĩ đã khắc phục răng sâu, bé vẫn không nhai đều hai bên. Nếu mẹ phát hiện và nhắc nhở, bé chỉ làm theo lúc đấy, song một lúc sau là đâu lại vào đấy.

Nói đến chuyện sửa này cho cu Min, chị Hà thở dài: “Bây giờ đến bữa cơm, mình chẳng nhìn thức ăn mà chỉ chăm chăm nhìn mồm con xem nó nhai bên nào. Có lẽ vì thế mà dạo này mình ăn chẳng thấy ngon miệng. Nhiều lúc cũng muốn mặc kệ nhưng nhìn tấm gương con chị cạnh nhà (12 tuổi) vì chỉ nhai một bên từ nhỏ mà mình thấy lo”.

Kiên trì – Liều thuốc quý

Thực tế, việc các bé chỉ nhai một bên hàm trái hoặc một bên hàm phải (còn gọi là nhai lệch hàm) không chỉ là tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Bình thường, khi nhai, hai hàm răng luôn có tính vận động đối xứng.

Việc này vừa giúp nghiền nát thức ăn, vừa giúp cơ hàm phát triển. Bởi thế, nếu bé có thói quen nhai một bên, cơ hàm sẽ chỉ phát triển ở bên hay nhai, lâu dần sẽ khiến khuôn mặt biến dạng.

lech-mat-vi-nhai-com-mot-ben-2

Ảnh minh họa

Nghiêm trọng hơn, một số bé còn bị biến dạng sống mũi. Không những vậy, răng ở bên hàm hoạt động nhiều sẽ bị “lao động quá sức” khiến răng mòn hơn, men răng xấu, mau hỏng. Sức khỏe răng của bên hàm “lười lao động” cũng yếu dần do không được vận động thường xuyên.

Vẫn biết nhai lệch hàm có vô vàn tác hại, thế nhưng làm thế nào để bé có thể từ bỏ tật xấu này lại không hề đơn giản. Vì tuổi còn nhỏ nên bé chưa ý thức được xấu, đẹp, lợi, hại, rất khó để phân tích. Hơn nữa, đây là giai đoạn bé đang muốn khẳng định mình nên rất bướng bỉnh, khó thuyết phục. Chính vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề, thứ bạn cần không chỉ là kỹ năng mà còn có cả sự kiên trì.

Theo các chuyên gia, để bé có thể dễ dàng hình dung ra cách nhai chuẩn, bạn cần làm mẫu cho bé biết. Tuy nhiên, muốn bé chú ý, bạn cần đưa ra lời thách thức kiểu như: “Đố con làm được như mẹ”, bởi vì, trẻ ở tuổi này rất thích chinh phục những thử thách mà người lớn đưa ra.

Sau khi đưa ra lời thách đố, bạn hãy bỏ thức ăn vào miệng và nhai đều cả hai bên hàm. Vừa nhai, bạn vừa hướng dẫn bé: “Nhai bên trái này, nhai bên phải này, nuốt này…”. Nên nhớ, bạn cần thực hiện các động tác thật chậm rãi để bé có thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra.

Khi bé bắt đầu nhai, bạn cũng cần tiếp tục hướng dẫn bé bằng lời. Và nếu bé đã hoàn thành nhiệm vụ, đừng quên đưa ra lời khen ngợi để khuyến khích. Ở độ tuổi này, bé nhanh thích nhưng cũng nhanh chán, thế nên, bạn cần thật kiên trì.

Với những bé từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể phân tích lợi, hại cho bé hiểu, chẳng hạn như: “Nếu con chỉ , răng con sẽ dễ bị sâu”, hay “Nếu con không bắt răng bên kia làm việc, nó sẽ yếu và sẽ dễ bị ốm và nhanh rụng”… Có thể, lúc đầu, bé nhà bạn sẽ chưa chú ý đến những điều bạn nói, song đừng bỏ cuộc vì chiến dịch “mưa dầm thấm đất” sẽ thực sự có lợi trong trường hợp này.

Ngoài ra, để bé có thể hiểu hết sự nghiêm trọng của vấn đề, hãy cho bé xem một vài hình ảnh minh họa hay video clip hoặc chỉ cho bé xem một người nào đó đã phải khổ sở như thế nào khi gặp các rắc rối về răng miệng. Với những phân tích và minh chứng đầy đủ như thế, chắc chắn rằng bé sẽ nhanh chóng từ bỏ được thói quen xấu này.

Theo An Châu – Sức khỏe gia đình

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online