Mẹo hay giúp giảm phù chân cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Việc lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý cũng có thể giúp giảm triệu chứng sưng phù chân. Bạn nên ăn nhiều rau và hoa quả; giảm lượng muối, đường, chất béo trong chế độ ăn; cố gắng tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và tối đa hóa lượng vitamin C và E.

Có gần 75% phụ nữ trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy là một hiện tượng bình thường nhưng sưng phù chân sẽ khiến rất khó chịu, bất tiện trong việc đi lại.

Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đa số mẹ bầu đều phải đối diện với chứng sưng phù ở tay, chân và mặt. Tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng lại làm mẹ bầu hết sức khó chịu và bất tiện.

170635_phuchan-1652-phunutoday

Nguyên nhân gây phù

– Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50 gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

– Mang thai trọng lượng cơ thể của thao phụ có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các thai phụ gây ra tình trạng phù chân.

– Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể thai phụ sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

– Sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Khi tử cung của thai phụ trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim từ các chi dưới. Tuần hoàn máu và bạch huyết không lưu thông, trao đổi chất kém, dẫn đến tích đọng dịch thể ở các tổ chức vùng chân và dẫn đến hiện tượng phù chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Mặc đồ quá chật; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở; Dư cân và béo phì làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn.

Cách giảm phù

– Nằm ngủ nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, từ giảm tình trạng phù chân khó chịu. Ngoài ra, gác chân lên gối khi nằm nghiêng cũng sẽ giúp ở một mức độ nào đó.

– Tránh không ngồi hoặc đứng lâu

Nếu công việc buộc bạn phải đứng trong thời gian dài, hãy cố gắng sắp xếp để ngồi nghỉ giữa chừng khoảng vài phút. Ngược lại, khi bạn phải ngồi liên tục, thỉnh thoảng hãy đứng lên đi lại cho máu lưu thông. Một lưu ý khác cho bà bầu tuyệt đối phải tránh kiểu ngồi bắt chéo chân.

– Hạn chế ăn mặn

Ăn mặn, ăn nhiều muối chỉ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, bạn nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.

– Uống nhiều nước

Lượng nước đủ cho mẹ bầu hằng ngày ít nhất phải là 8 ly nước, khoảng 2 lít nước. Uống nhiều nước không như bạn nghĩ lại càng làm sưng phù, thay vào đó, giải phóng bớt lượng nước bị giữ lại gây sưng phù.

– Kê cao chân khi ngồi hoặc nằm

Khi ngồi, mẹ bầu nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu. Trong lúc ngủ, đặt bàn chân lên chiếc gối kê cao. Cách này giảm bớt lượng máu dồn xuống chân. Thêm nữa, hạn chế đứng một chỗ quá lâu. Ít nhất 10-20 phút đứng lên vận động nhẹ nhàng bầu nhé.

– Đi giày thoải mái

Khi mang bầu, chân bạn sẽ to lên so với bình thường nên có thể những đôi giày cũ đã không còn phù hợp. Vì vậy, bạn nên chọn một đôi giày mới, thoải mái vừa chân. Đặc biệt, bạn không nên đi giày cao gót vì nó sẽ khiến tình trạng đau chân trở nên trầm trọng hơn.

– Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

Việc lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý cũng có thể giúp giảm triệu chứng sưng phù chân. Bạn nên ăn nhiều rau và hoa quả; giảm lượng muối, đường, chất béo trong chế độ ăn; cố gắng tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và tối đa hóa lượng vitamin C và E.

– Tranh thủ luyện tập nhẹ nhàng

Vận động hợp lý sẽ giúp cải thiện tình hình sưng phù hiệu quả. Dành thời gian tập thể dục, chẳng hạn đi bộ, bơi lội, tập yoga khoảng 3-5 lần/tuần, lượng máu lưu thông nhờ đó được cân bằng và điều hòa, không dồn quá nhiều về tay, chân. Nhịp tim cũng vì thế mà ổn định hơn.

– Đừng để cơ thể bị nóng

Tránh ở ngoài nắng quá lâu, thân nhiệt tăng có thể làm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn. Đồng thời, chịu khó ăn uống hợp lý giúp giải nóng trong người để cảm thấy dễ chịu hơn trong thai kỳ.

– Chườm đá giảm phù nề

Để giảm bớt khó chịu cho chứng phù nề gây ra, mẹ bầu có thể dùng một miếng gạc lạnh đặt trên phần cơ thể bị phù khoảng 10-15 phút.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online