Xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nếu như bạn phát hiện ra của việc khát nước nhiều và ngày càng tăng, đi tiểu thường xuyên, giảm cân một cách không giải thích được, cảm giác đói bụng cũng tăng lên, đau nhức ở bàn chân hay bàn tay, bác sĩ có thể làm một bài kiểm tra/xét nghiệm .

Theo CDC (Centres for Disease Control and Prevention – Trung tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh), khoảng 26 triệu trẻ em và người lớn ở Mỹ, hoặc khoảng hơn 8% dân số Mỹ, hiện nay đang mắc bệnh tiểu đường. Nhưng, hàng triệu người Mỹ không nhận ra điều đó, bởi vì có thể là không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo họ.

Để xác nhận chẩn đoán , bác sĩ sẽ yêu cầu làm một lúc đói và ngẫu nhiên.

Bệnh tiểu đường và xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu lúc đói

Theo Hiệp Hội Tiểu Đường Mỹ, bài xét nghiệm này, còn gọi là FPG, là một phương pháp ưa dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bởi vì tính dễ thực hiện, tiện lợi và ít tốn kém hơn các loại xét nghiệm khác.

xet_nghiem_tieu_duong

Làm sao để chuẩn bị cho loại xét nghiệm này?

Trước khi làm xét nghiệm, bạn sẽ không được ăn bất kỳ thứ gì trong vòng ít nhất 8 tiếng.

Điều gì diễn ra trong quá trình làm xét nghiệm?

Trong quá trình làm xét nghiệm, máu sẽ được rút ra và chuyển đến phòng thí nghiệm.

Kết quả của xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu có ý nghĩa gì?

Bình thường thì hàm lượng glucose (đường huyết) trong máu lúc đói là khoảng giữa 70-100 miligram/decilit (mg/dL) ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Chẩn đoán tiểu đường tiêu chuẩn thường được thực hiện 2 lần riêng biệt cho thấy rằng hàm lượng glucose trong máu cao hơn hoặc bằng 126 mg/dL. Tuy nhiên, nếu như bạn có hàm lượng glucose trong máu bình thường nhưng lại có các yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng của tiểu đường, bác sĩ có thể quyết định để bạn thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose (xem bên dưới) để chắc chắn rằng bạn không bị tiểu đường. Một vài người có hàm lượng glucose trong máu bình thường nhưng hàm lượng này lại tăng rất nhanh khi họ ăn. Những người này có thể mắc chứng suy yếu dung nạp glucose. Nếu như lượng đường huyết của họ đủ cao, họ có thể được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu ngẫu nhiên

Bài xét nghiệm này là một phương pháp khác để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Trong quá trình xét nghiệm, đường huyết được kiểm tra vào bất kỳ lúc nào từ lúc ăn bữa ăn cuối. Bạn sẽ không bị yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Lượng đường huyết cao hơn 200 mg/dL có thể nói lên rằng người đó bị tiểu đường, đặc biệt nếu như xét nghiệm được lặp đi lặp lại vào một lúc khác sau đó và cho kết quả gần như vậy.

Xét nghiệm độ dung nạp glucose qua đường miệng để chẩn đoán tiểu đường

Bài xét nghiệm này là phương pháp dùng để phát hiện tiểu đường, nhưng nó thường được thực hiện trong thai kỳ để chẩn đoán tiểu đường do mang thai hoặc dành cho những ai bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng vẫn có hàm lượng glucose trong máu bình thường. Nó cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán tiền tiểu đường.

Bệnh tiểu đường và xét nghiệm Hemoglobin A1c

Xét nghiệm hemoglobin A1c (hay còn được gọi là glycated hemoglobin test hoặc HbA1c), là một dạng xét nghiệm máu tiểu đường quan trọng để xác định xem bệnh tiểu đường của một người được kiểm soát như thế nào. Dạng xét nghiệm này cung cấp thông số kiểm soát lượng đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuần, và được dùng kèm với việc kiểm soát đường huyết tại nhà để điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường của người bệnh. Mức độ HbA1c có thể được sử dụng để chuẩn đoán tiểu đường nếu giá trị được phát hiện ra bằng hoặc cao hơn 6.5%.

Các dạng xét nghiệm tiểu đường khác mà bạn cần

Cùng với xét nghiệm hemoglobin A1c, việc xét nghiệm giãn mắt mỗi năm một lần như là một phần của xét nghiệm mắt toàn diện cũng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Dạng xét nghiệm mắt quan trọng này có thể giúp phát hiện ra các biểu hiện sớm của bệnh màng lưới ở mắt, mà được biết là không có ở giai đoạn đầu. Kiểm tra bàn chân mỗi năm một lần hoặc mỗi khi đến khám bác sĩ cũng rất là cấp thiết để phát hiện ra sự suy giảm tuần hoàn máu và các vết lở loét mà không thể tự lành. Phát hiện sớm các vấn đề về mắt cũng như bàn chân ở bệnh tiểu đường cho phép bác sĩ có thể đưa ra phương pháp đúng đắn và hiệu quả nhất. Hãy tìm hiểu thêm các dạng xét nghiệm mà bạn cần.

Xét nghiệm tiểu đường ở trẻ em

Nhiều trẻ em không có triệu chứng trước khi được chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hầu hết thì bệnh tiểu đường được phát hiện ra khi xét nghiệm máu hoặc nước tiểu được thực hiện do ảnh hưởng của các vấn đề khác cho ra kết quả là bệnh tiểu đường.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về nguy cơ tiểu đường của trẻ. Nếu như các kiểm tra đường huyết của trẻ cho kết quả cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức tiểu đường (gọi là giai đoạn tiền tiểu đường), bác sĩ có thể hướng dẫn bạn chế độ ăn chi tiết và các thay đổi trong việc tập thể dục để giúp trẻ tránh được bệnh tiểu đường.

Hiểu biết về chẩn đoán tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu như bạn không kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, bạn có thể giữ sức khỏe lành mạnh và cảm thấy tốt mặc dù bạn bị chuẩn đoán là mắc tiểu đường nếu như tuân theo kế hoạch điều trị được khuyến cáo và duy trì lối sống lành mạnh. Bằng cách chọn thực phẩm và thức ăn đúng đắn, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng bình thường, giảm độ căng thẳng, và thực hiện các thay đổi trong lối sống, thì việc sống chung với tiểu đường sẽ dễ dành hơn.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online