Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia y tế, người có yếu tố mắc bệnh là những người trong gia đình có bệnh nhân như bố mẹ, anh chị em ruột đang trong thế hệ thứ nhất; người béo phì, thừa cân; người ít vận động; người có rối loạn chuyển hóa lipit hay còn gọi là rối loạn mỡ máu; người đẻ con to trên 4kg hoặc trong thời gian mang thai có đái tháo đường thai kỳ; bị tăng huyết áp lâu năm; trên 45 tuổi;…

Về nguyên nhân (đái đường), cho đến nay vẫn chưa xác định được, nhưng có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan mật thiết đến chế độ ăn và lối sống.

Tiểu đường type 2 đang bị trẻ hóa

Ths.BS Hồ Khải Hoàn – Phó Trưởng khoa Đái tháo đường – BV Nội tiết TƯ cho biết, bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Cụ thể, khi chất dinh dưỡng được hấp thụ, sẽ phân tách thành glucose và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin (một chất nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra) để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không đủ insulin hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

Ai-co-nguy-co-mac-benh-dai-duong-1

Bệnh có 2 dạng là . Trong đó, tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự nhiễm, không phòng tránh được. Dạng bệnh này phụ thuộc vào lượng insulin. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, cơ thể không tự sản xuất được insulin bởi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy. Do đó, người bệnh sẽ sống hầu như suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên.

Tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc vào insulin. Khác với tiểu đường tuýp 1, dạng này cơ thể không thể sản xuất đủ insulin cần thiết hoặc không đáp ứng với insulin như bình thường nên không thể chuyển hóa được glucose. Bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi khi được coi là một căn bệnh lối sống bởi thường có nguy cơ do ăn uống, ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cao?

Theo các chuyên gia y tế, người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh là những người trong gia đình có bệnh nhân tiểu đường như bố mẹ, anh chị em ruột đang trong thế hệ thứ nhất; người béo phì, thừa cân; người ít vận động; người có rối loạn chuyển hóa lipit hay còn gọi là rối loạn mỡ máu; người đẻ con to trên 4kg hoặc trong thời gian mang thai có đái tháo đường thai kỳ; bị tăng huyết áp lâu năm; trên 45 tuổi;…

Quan niệm trước đây, chẩn đoán đái tháo đường (hay tiểu đường) là phải có đường trong nước tiểu. Hiện nay xét nghiệm không có đường trong nước tiểu nhưng vẫn dùng thuật ngữ này.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hiện chiếm khoảng 5% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường cần khám, điều trị và phần lớn những trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và những người trẻ, dưới 30 tuổi.

Khoảng 95% còn lại thuộc tuýp 2, chủ yếu do ăn uống bất hợp lý (ăn nhậu nhiều, ăn nhiều thịt, mỡ, phủ tạng động vật) và ít vận động. Đối tượng bị bệnh thường ở độ tuổi trên 40, nhưng hiện ngày càng trẻ hóa, nhiều người bệnh hơn 30 tuổi.

Theo TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền – Phó trưởng khoa khám bệnh – BV Lão khoa TƯ, tỷ lệ ngày càng gia tăng do rất nhiều các yếu tố. Có thể kể đến là lối sống thay đổi, ít vận động, chế độ ăn, thức ăn nhanh nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc khám và phát hiện sàng lọc tốt hơn; sự hiểu biết của người dân cũng tốt hơn, đến khám và phát hiện sớm hơn…

Do đó, BS Huyền khuyên, tùy theo độ tuổi, những người có nguy cơ cao thì 1 năm tối thiểu phải làm sàng lọc một lần. Những người trên 40 tuổi, không có nguy cơ thì khoảng 2 năm đi sàng lọc một lần. Những người có nguy cơ thì tùy theo mức độ, có thể 6 tháng đến 1 năm đi khám và xét nghiệm những yếu tố liên quan đến tiểu đường.

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng của những người bị rối loạn đường huyết lúc đói và/hoặc rối loạn dung nạp glucose. Nguyên nhân chính xác của tiền tiểu đường là không rõ, mặc dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số gen có liên quan đến kháng insulin.

Tuy nhiên, có thể hiểu tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng nó chưa tăng đủ để được phân loại tiểu đường type 2. Nếu không can thiệp, tiền tiểu đường có thể sẽ trở thành tiểu đường type 2 trong 10 năm hoặc ít hơn.

Các bác sĩ chuyên khoa lưu ý, đây là cơ hội để chúng ta cải thiện sức khỏe, bởi sự tiến triển từ tiền tiểu đường đến bệnh tiểu đường type 2 không phải là không thể tránh khỏi.

Chúng ta cần thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất hàng ngày và duy trì trọng lượng để lượng đường trong máu trở lại bình thường.

Theo VietNamNet

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online