Bí quyết dinh dưỡng cho tim khỏe
Theo một số quan niệm trước đây thì các loại hạt có vỏ không tốt vì chứa nhiều chất béo. Nhưng hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng thường xuyên các loại hạt này có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành, bởi phần lớn chất béo có trong các loại hạt này là chất béo không bão hòa, có tác dụng làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu).
Ngày nay, các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tăng huyết áp… đang ngày càng phổ biến. Hậu quả cuối cùng là trái tim trở nên yếu, suy.
Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng tốt để trái tim khỏe mạnh. Cụ thể:
– Muối: Người bình thường không nên ăn quá 6 g muối/ngày. Riêng người bị tăng huyết áp chỉ nên ăn 2-4 g muối/ngày.
– Thuốc lá: Làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Rượu, cà phê: Có thể làm tăng huyết áp tức thời. Huyết áp giảm 5-10 mmHg nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp bỏ rượu.
– Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Não, phủ tạng động vật có chứa nhiều cholesterol, vì vậy nên hạn chế.
– Chất béo: Là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể nhưng không nên vượt quá 30% tổng năng lượng khẩu phần hằng ngày. Các chất béo bão hòa hay axít béo bão hòa như mỡ động vật, sữa nguyên kem gây thừa cân, làm tăng các mảng bám ở thành mạch máu.
2. Các thực phẩm tốt cho tim:
– Các thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp: Rau, ngũ cốc, canxi, tỏi…
– Thực phẩm giàu kali: Su hào, khoai tây, đậu đỏ, bí đao, sữa tách kem, chuối, trứng, thịt và ngũ cốc rất giàu kali. Một chế độ ăn giàu kali (4-5 g/ngày) giúp giảm huyết áp.
– Trứng: Trước đây, người ta cho rằng để giảm lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày, trước hết nên kiêng trứng, vì mỗi quả trứng có 200 mg cholesterol. Điều này không đúng vì trong trứng tuy nhiều cholesterol nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác như protein, lecithin, vitamin nhóm B, các chất khoáng, chất béo không bão hòa… Do đó, những người khỏe mạnh nên dùng trứng vừa phải, 3-4 quả/tuần. Đối với người bị tăng huyết áp, có thể dùng 1-2 quả/tuần.
– Các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa: Chè, rượu vang, nước quả nho có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành.
– Cá, hải sản: Chứa axít béo omega-3, có tác dụng phòng ngừa sự hình thành huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong bệnh tăng huyết áp thể nhẹ. Nên ăn cá 2-3 lần/tuần.
– Các loại hạt có vỏ: Theo một số quan niệm trước đây thì các loại hạt có vỏ không tốt vì chứa nhiều chất béo. Nhưng hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng thường xuyên các loại hạt này có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành, bởi phần lớn chất béo có trong các loại hạt này là chất béo không bão hòa, có tác dụng làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu).
– Dầu đậu nành: Không chứa cholesterol nhưng chứa nhiều chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm cholesterol, nhờ đó mà ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Trả lời