Thanh nhiệt cơ thể với bài thuốc dân gian cho cả nhà

Theo kinh nghiệm dân gian trị nhiệt miệng, hạt rau mùi om vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa giúp loại bỏ chứng hôi miệng nên rất thích hợp để điều trị các bệnh liên quan tới răng miệng.

Cách bằng mật ong

Mật ong vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể đồng thời cũng là vị thuốc giúp hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có chứng nhiệt miệng. Sở dĩ như vậy là bởi trong mật ong có hợp chất giúp kháng khuẩn, chống viêm rất cao nên khi sử dụng, mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn, tái tạo lớp biểu mô để từ đó chữa lành các vết nhiệt.

cach-chua-nhiet-mieng-2

Để chữa nhiệt miệng từ mật ong, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau

Cách 1: Trộn đều 1 thìa cafe mật ong với 1 thìa cafe bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sánh, sệt. Thoa hỗn hợp này trực tiếp vào vết loét nhiệt miệng từ 5 – 7 lần/ ngày và từ 1 – 2 ngày liên tục.

Cách 2: Sử dụng cỏ mực (khoảng 1 nắm nhỏ) sau đó rửa sạch và giã nát lấy nước. Trộn 1 thìa cafe nước cỏ mực giã nát với 1 thìa cafe mật ong sau đó bôi hỗn hợp vào vết loét nhiệt miệng từ 3 – 4 lần/ngày.

Cách chữa nhiệt miệng bằng hạt rau mùi

Hạt rau mùi bạn có thể mua tại các cửa hàng cây trồng hoặc cửa hàng hạt giống. Theo kinh nghiệm dân gian trị nhiệt miệng, hạt rau mùi om vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa giúp loại bỏ chứng hôi miệng nên rất thích hợp để điều trị các bệnh liên quan tới răng miệng.

cach-chua-nhiet-mieng-4

Để chữa nhiệt miệng theo cách này, bạn dùng 1 thìa cafe hạt rau mùi cho vào đun sôi khoảng 5 phút với 1 cốc nước vừa phải sau đó dùng nước súc miệng khi nước còn ấm. Súc miệng sau khi ăn để vừa giúp loại bỏ cặn thức ăn, vừa giúp chữa trị nhiệt miệng tốt hơn.

Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa.

Khả năng trị nhiệt miệng của dầu dừa nằm ở tính năng kháng khuẩn, làm sạch răng miệng cao của loại dầu tự nhiên này. Khi sử dụng dầu dừa, cảm giác đau rát ở vết nhiệt sẽ được làm dịu đi, phần bị tổn thương sẽ nhanh chóng được tái tạo.

cach-chua-nhiet-mieng-5

Để thực hiện, bạn có thể nghiền nát phần cùi dừa để lấy nước sau đó dùng nước này súc miệng hoặc ngậm/bôi trực tiếp dầu dừa đã ép vào vết loét. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày và từ 1 – 2 ngày.

Dùng lá rau ngót để chữa nhiệt miệng

Đây cũng là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều người áp dụng khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Theo kinh nghiệm dân gian, lá rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và rất mát khi sử dụng.

cach-chua-nhiet-mieng-3

Cách sử dụng rau ngót trị nhiệt miệng được thực hiện như sau: rửa sạch khoảng 1 nắm lá rau ngót sau đó cho vào giã nát/xay nát để lấy nước cốt. Dùng tăm bông chấm phần nước cốt này vào vết nhiệt miệng. Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Khi thoa nước rau ngót, bạn cũng có thể trộn thêm với 1 chút mật ong để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Củ cải đường ép lấy nước trị nhiệt miệng.

Tính chất mát, không độc của nước ép củ cải đường sẽ giúp làm giảm cảm giác đau, nóng cũng như loại bỏ dần hiện tượng nhiệt miệng. Để thực hiện, bạn gọt sạch vỏ khoảng 100 gram củ cải sau đó ép lấy nước.

Dùng phần nước cốt này pha với 1 chén con nước ấm sau đó ngậm rồi súc miệng trong khoảng 5 phút. Làm từ 2 – 3 lần 1 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

cach-chua-nhiet-mieng-6-600x205

Trên đây là 5 cách chữa nhiệt miệng được rất nhiều người áp dụng khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng không phải các phương pháp này đều đúng với tất cả mọi người mà còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ khi gặp phải tình trạng trên.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online