Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn

“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị , đặc biệt đau do biến chứng khi thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào.

Vậy, răng khôn là loại răng nào? Có phải mọc răng này xong thì chúng ta sẽ khôn ta không? Sự nguy hiểm và những lưu ý trong thời gian mọc loại răng đặc biệt này ra sao? Benh.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề này.

Răng khôn là loại răng nào?

– Răng khôn (răng số tám còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ 17 đến 25 tuổi trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7.

– Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

rang khon benhvn

Răng khôn ở góc hàm (Ảnh minh họa)

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Sâu răng

– Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây viêm nhiễm.

– Đặc biệt những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi

– Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến : sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).

– Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh

– Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

– Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ … gây nguy hiểm đến tính mạng.

dau moc rang khon benhvn

Răng khôn mọc lệch sẽ hủy hoại răng xung quanh (Ảnh minh họa)

Tâm sự của những người mọc răng khôn

N.M.L 22 tuổi sinh viên trường ĐHLĐXH (Hà Nội)

“Em mọc răng khôn từ đầu năm 2012. Thời gian đầu thấy lợi hơi sưng, miệng hôi, khó chịu…nên em súc miệng nước muối thường xuyên nên cũng đỡ. Bẵng đi một thời gian, khoảng tháng 10/2012, răng đau thường xuyên hơn…có những lúc em phải nghỉ học do sốt cao, nổi hạch ở cổ, không ăn uống được gì….

Em đi khám, bác sỹ nói em bị lợi trùm, răng không mọc lên được, gây mưng mủ, viêm nhiễm xung quanh….Sau khi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau một thời gian, bác sỹ đã phẫu thuật cắt lợi trùm cho em. Đến nay răng em không còn đau nữa”

M.A.T 21 tuổi (Hà Nội)

“Em bị đau răng khôn thường xuyên…Mỗi lần đau, em không mở được miệng, sốt cao…rất khó chịu. Sau khi điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sỹ nha khoa) hiện tượng đau răng đỡ hơn….Nhưng chỉ được vài tuần lại đau trở lại…

Em đã xin ý kiến tư vấn, bác sỹ bảo răng em mọc đâm sang bên cạnh, ảnh hưởng đến răng khác nên cần phải nhổ….Nhưng em rất sợ vì mọi người bảo răng số 8 nhiều giây thần kinh, nếu nhổ không cần thận…sẽ bị lệch mặt, méo miệng…Em chưa biết phải làm thế nào…nhưng để tình trạng đau kéo dài, phiền phức… em không chịu nổi”

Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn

Giữ sạch vùng khoang miệng

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn vì khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng rất dễ bị nhiễm trùng.

– Sử dụng nước sát trùng: dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ ngày.

suc mieng nuoc muoi

Súc miệng nước muối đề giữ sạch khoang miệng (Ảnh minh họa)

Chườm đá

– Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau.

– Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.

Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau

– Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.

– Kết hợp kháng sinh với các loại thuốc giảm đau.

Lưu ý:

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý.

Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Dùng lá lốt

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả.

 

Dùng hỗn hợp lá lốt sắc đặc sẽ giảm đau răng cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch.

– Cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối .

– Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

Dùng tỏi

Tác dụng của tỏi: tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt.

Cách làm:

– Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều.

– Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Lưu ý: Áp dụng các phương pháp giảm đau bằng dân gian trong trường hợp bệnh nhân không được uống thuốc giảm đau như: bà bầu, phụ nữ cho con bú…

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn

“Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỷ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.

Hàm răng của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng khôn ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường tự “mở đường” mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Vì vậy, khi mọc răng khôn, nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm”.

Lời kết

Hầu hết mọi người không ít thì nhiều cũng trải qua thời kỳ mọc răng, đau răng, và “nếm trải” những vấn đề khó chịu, nhức nhối do răng khôn gây nên.

Tuy nhiên, để tránh xảy ra phiền phức, đau đớn…ngay khi răng khôn mọc, chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám, tư vấn và điều trị dứt điểm.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online