Nỗi ám ảnh mang tên thoái hóa khớp gối

Rách sụn chêm: Thường gặp ở người trẻ tuổi, nguyên nhân có thể do bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn xe cộ, té ngã. nhận biết là người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi cử động.

Không chỉ bị lão hóa theo thời gian, thường đứng trước nguy cơ bị tổn thương thậm chí là hủy hoại bởi rất nhiều tác động trong cuộc sống.

Cuộc sống ý nghĩa hơn nhờ được

Chiều ngày 20/11, bà T.T. Linh, 67 tuổi (Q.1, TPHCM) tái khám theo lịch hẹn với BS. Lê Trọng Phát, Tưởng Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện FV. Bà hào hứng bộc bạch “bữa nay tôi đi lại ngon lành rồi BS ơi” rồi như chứng minh với bác sĩ, bà đứng lên, đi tới đi lui trước mặt BS hai vòng. Không ngăn được cảm xúc, bà Linh tiếp tục chia sẻ “Giờ đi được tôi mừng quá trời, thấy yêu đời hơn, trước chỉ lết thôi, lết riết hai mông, hai tay đỏ lên và chai luôn”.

Thoai-hoa-khop-goi-Noi-am-anh-thuong-truc-1

Khi đến gặp bác sĩ, bà Linh không chỉ mắc nhiều bệnh lý thực thể (hen suyễn, loãng xương, tiểu đường…) mà còn có dấu hiệu của chứng trầm cảm. Khi thăm khám tiền sử bệnh, BS phải hỏi người nhà chứ bà hầu như không muốn chia sẻ điều gì. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy khớp gối của bà Linh đã bị thoái hóa đến mức không thể phục hồi.

Thay khớp gối là phương pháp duy nhất giúp bà có thể đi trở lại. Bằng kinh nghiệm của mình, bác sĩ Phát đã tiến hành mổ thay khớp gối phải cho bà Linh. Kết quả, chỉ ba tháng sau khi phẫu thuật, bà đã có thể đi lại xung quanh nhà. Khớp gối bên phải còn khỏe hơn khớp gối bên trái. Hiện nay bà chỉ cần uống thuốc bổ để phục hồi sức khỏe và chờ để được thay tiếp khớp gối còn lại vì nó cũng đã bị thoái hóa nặng.

Những tổn thương thường gặp ở khớp gối

Là cơ quan chịu lực chính và “gánh vác” phần nhiều hoạt động của cơ thể nên khớp gối và các chi tiết trong khớp gối rất dễ bị tổn thương, thoái hóa. Vì vậy, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải những vấn đề ở khớp gối. BS. Lê Trọng Phát cho biết: Sự hao mòn khớp gối là một hiện tượng tự nhiên, có nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau. Quá trình này đã bắt đầu từ 25-30 tuổi, và khi đến mức cao độ khoảng trên 60 tuổi có thể gọi là thoái hoá.

Rách sụn chêm: Thường gặp ở người trẻ tuổi, nguyên nhân có thể do bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn xe cộ, té ngã. Triệu chứng nhận biết là người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi cử động. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị khá đơn giản, chỉ cần tiểu phẫu nội soi để may lại hoặc loại bỏ phần bị rách. Tổn thương sẽ sớm lành và người bệnh có thể đi lại ngay sau khi được điều trị. Nếu không được điều trị sớm, sụn rách sẽ bị ma sát, tốc độ mòn diễn ra nhanh hơn và khớp gối sớm bị thoái hóa.

Thoái hóa sụn đệm: Bệnh thường gặp ở người trung niên. Nguyên nhân do lượng dịch khớp giảm và vận động quá đáng khiến sụn đệm bị mòn theo thời gian. Người bệnh có thể bị đau tạm thời rồi qua nhanh. Tuy nhiên, với sự tích tụ của những tổn thương, sụn đệm sẽ bị mềm và vỡ ra. Khi tổn thương nhẹ, đầu gối sẽ sưng, phù nề và gây đau; người bệnh chỉ cần uống thuốc giảm đau, giảm sưng là bệnh thuyên giảm. Nếu sụn đã bị vỡ, mẻ thì cần phải phẫu thuật nội soi để loại bỏ sụn vỡ, làm cho bề mặt sụn trơn láng trở lại.

Đứt dây chằng chéo trước: Có vai trò quan trọng trong sự ổn định của đầu gối nhưng dây chằng rất dễ bị đứt khi khớp gối có sự xoắn mạnh. Biểu hiện thường gặp khi bị đứt dây chằng là khớp gối sưng lên và kém vững vàng. Dây chằng không tự liền lại được nên cần phải phẫu thuật để tái tạo. Sau khi được tái tạo thành công cùng với việc tập luyện tốt của người bệnh, dù chức năng của đầu gối không được hoàn toàn như trước nhưng cũng có thể giữ được đến 90%.

Viêm sụn xương bóc tách: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và hiện có xu hướng tăng ở người trẻ. Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng sẽ tăng nặng nếu liên tục chịu những tác động mạnh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó co duỗi khớp gối vì xương sụn bị bóc tách, vỡ thành những mảnh vụn gây kẹt khớp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh thậm chí có thể tăng nặng dẫn đến thoái hóa khớp nặng nề và thay khớp.

Người bệnh cần lưu ý, dinh dưỡng cho sụn, khớp gồm cả mạch máu và nước dịch có trong khớp. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh các kích thích tố như bia, rượu, thuốc lá; việc vận động vừa phải là hết sức quan trọng vì không gây áp lực mà còn tạo ra dịch nuôi dưỡng, duy trì độ thanh xuân của khớp gối. Đi bộ, bơi, xe đạp, tập thể dục là hoạt động phù hợp cho mọi lứa tuổi – BS Lê Trọng Phát khuyến cáo.

Theo Phụ nữ TPHCM

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online