Những nguyên nhân gây nên chứng chóng mặt

Chóng mặt đa phần là lành tính, nhưng nếu chóng mặt kéo dài dai dẳng mà không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Chóng mặt là tiếng nói của cơ thể muốn báo hiệu mình đang không khỏe, và mình muốn kiếm chuyện với bạn đấy. Tuy nhiên, do chóng mặt có thể tự qua đi nên rất nhiều người chủ quan để tình trạng bệnh kéo dài với tần suất ngày một nhiều hơn…

Vậy, chóng mặt là gì?

dung-chu-quan-voi-cac-trieu-chung-chong-mat

Đó là triệu chứng mà bạn cảm thấy mọi thứ trước mắt đều quay xung quanh mình hoặc mình quanh xung quanh mọi vật. Cảm giác lâng lâng, nhẹ bỗng, mất thăng bằng, buồn nôn… Ngoài ra, chóng mặt còn có thể đi kèm theo một số triệu chứng của bệnh lý gây nên như: Đau tai, ù tai, , mặt tím tái… tùy theo từng nguyên nhân.

Chóng mặt đa phần là lành tính, nhưng nếu chóng mặt kéo dài dai dẳng mà không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều hậu quả không đáng có. Ví dụ như: người bị chứng chóng mặt có thể gặp một số khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như làm việc nhà, đi đứng có thể bị té ngã. Điều này rất nguy hiểm đối với , những người có vấn đề về xương. Đối với học sinh thì có thể dẫn tới kết quả học tập bị giảm sút, đối với người thường xuyên điều khiển xe hoặc vận hành máy móc thì có thể dẫn tới sai sót trong quá trình vận hành rồi gây nên hậu quả đáng tiếc.

Ai cũng có thể bị chóng mặt nhưng những đối tượng dễ bị hơn cả là người lao động trí óc, người chịu áp lực cao trong công việc, học tập…; người bị các , thiếu máu, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa…; người già, các cơ quan bắt đầu bị thoái hóa. Do đó, hệ thống tiền đình cũng dễ bị rối loạn gây nên chóng mặt. Người bị béo phì, tiểu đường cũng là đối tượng có nguy cơ cao. Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, … là những yếu tố có thể dẫn tới hiện tượng chóng mặt.

Nguyên nhân và lời giải của triệu chứng chóng mặt

Chóng mặt là biểu hiện bên ngoài của một bệnh hoặc một sự rối loạn nào đó của cơ thể. Sự rối loạn này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tiền đình. Tiền đình là cơ quan nằm bên trong tai, chịu trách nhiệm thông báo cho cơ thể biết những sự thay đổi về tư thế, không gian… Nhờ những tín hiệu từ hệ thống tiền đình mà cơ thể có thể tự điều chỉnh để giữ được sự cân bằng cho cơ thể.

Các nguyên nhân như: Rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, mất cân bằng điện giải, những bệnh về tim mạch, hạ đường huyết, các bệnh về tai, tác dụng phụ của thuốc, làm việc quá độ… đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình và gây ra hiện tượng chóng mặt.

Để giảm tần suất các cơn chóng mặt, người bị nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn, tránh để vùng vai, gáy bị nhiễm lạnh, ăn uống và sinh hoạt điều độ, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Tránh ăn quá mặn hoặc sử dụng các chất kích thích thần kinh như: trà, cafe… Khi làm việc hay học tập, tốt nhất nên có khoảng thời gian nghỉ. Thông thường, nên nghỉ khoảng 10 phút sau khi làm việc được 45 phút. Làm việc trí óc nên dành thời gian vận động thể lực, tạo điều kiện để tái lập sự cân bằng cho cơ thể. Một số bài tập có tác động cải thiện rối loạn tiền đình như yoga, dưỡng sinh… cũng có thể áp dụng.

Theo Dân trí

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online