Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt. Vì thế, trước khi bổ sung sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

Nguyên nhân của

Vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng là 3 nhân tố quan trọng của cơ thể để tạo ra đủ hồng cầu. Ba yếu tố quan trọng nhất là sắt, vitamin B12 và axit folic. Khi cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đó sẽ dấn tới bệnh thiếu máu, nguyên nhân là do:

– Niêm mạc dạ dày hoặc ruột thay đổi ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng (như bệnh celiac)

– Ăn uống không đầy đủ

– Mất máu từ từ (loét dạ dày hoặc kinh nguyệt nhiều)

– Phẫu thuật dạ dày hoặc ruột để loại bỏ một phần

– Hệ thống miễn dịch gặp vấn đề

– Một số bệnh như: ung thư, bệnh thận, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp.

– Mang thai

– Vấn đề về tủy xương: lymphoma, bệnh bạch cầu, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.

– Nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng.

– Chảy máu cấp tính do chấn thương, xuất huyết nội tạng.
Triệu chứng của bệnh thiếu máu

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu ban đầu là:

– Hay gắt gỏng

– Mệt mỏi liên tục.

– Đau đầu

– Không thể tập trung suy nghĩ

Các triệu chứng thiếu máu nặng hơn:

– Da xanh, niêm mạc nhợt

– Móng tay khô, mất bóng, dễ gãy

– Tim: nhịp nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu

– Hô hấp: khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh

– Thần kinh: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, thoáng ngất, ngất

– Rối loạn tiêu hóa, ăn kém, lưỡi đau

– Ở nữ là rối loạn kinh nguyệt, ở nam là giảm khả năng tình dục

Nếu xét nghiệm có 2 trong 3 dấu hiệu sau, người bệnh được coi là mắc bệnh thiếu máu:

– Hematocrit giảm dưới mức bình thường.

– Nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường.

– Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường.

benh-thieu-mau-2

Bệnh thiếu máu cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Sắt: có nhiều trong thịt bò và một số thịt khác, đậu lăng, đậu, bơ đậu phộng và hạt, rau xanh sẫm lá, ngũ cốc, trái cây sấy khô. Folate: có trong các loại nước ép trái cây như cam quýt, chuối, rau xanh sẫm lá, rau đậu và bánh mì, ngũ cốc và mì ống. Vitamin B12: có trong thịt và các sản phẩm sữa. Vitamin C: có trong trái cây họ cam quýt, dưa hấu, giúp tăng hấp thu sắt.

– Chú ý về bổ sung lượng sắt. Nếu quá tải sắt có thể nguy hiểm.

– Người bệnh được uống thêm thuốc bổ sung sắt hàng ngày hoặc tăng lượng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt kể trên.

– Bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt. Vì thế, trước khi bổ sung sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Nếu bạn thấy mình mệt mỏi hơn, yếu hơn hoặc khó thở hơn bình thường thì rất có thể bạn bị thiếu sắt. Nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để được làm những xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp khắc phục phù hợp.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online