Nguy cơ tử vong do xơ gan

là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do ở các nước dao động từ 10-20/100000 dân.

Xơ gan là quá trình lan toả với xơ hoá, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan, dẫn tới hình thành các cục u (nodule) có cấu trúc không bình thường, xơ gan không phải là một bệnh mà là một hội chứng lâm sàng chung, là hậu quả của nhiều bệnh gan mạn tính.

Gan bình thường: màu đỏ nâu, mật độ mềm, mặt nhẵn, trọng lượng từ 1,2-1,5kg. Gan xơ: có 2 dạng; xơ gan to và gan teo nhỏ có khi chỉ còn 500g, mật độ chắc cứng, màu sắc thay đổi từ đỏ nhạt đến màu vàng nhạt, mặt gan mất tính chất nhẵn bóng, lần sần hoặc mấp mô do các cục u (nodule), tổ chức gan bị thay đổi.

benh-gan1

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Xơ gan do bệnh viêm gan virus: có hai loại virus được xác định là virus viêm gan B và C có tỷ lệ người nhiễm đưa đến xơ gan cao nhất.

Xơ gan do rượu.

Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot.

Trong suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick).

Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari) tắc tĩnh mạch gan.

Các bệnh hồng cầu hình liềm gặp ở châu Phi.

Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc: Hoá chất: thuốc DDT, methotrexat, urethan, phospho, tetraclorua carbon, 6 mercaptopurin…Do thuốc: clopromazin, INH, rifampicin, sulfamid, phenylbutazon, aspirin, methyldopa…

Xơ gan do rối loạn chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng, thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin.

Xơ gan do rối loạn di truyền: thiếu hụt alfa-1 antitrypsin, thiếu hụt bẩm sinh enzym 1-phosphat aldolase, tích glycogen trong các tổ chức do thiếu máu.

Xơ gan lách to kiểu Banti, xơ gan do suy dinh dưỡng.

Xơ gan do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng (schistosomia mansonia).

Chẩn đoán bệnh xơ gan

Biểu hiện bệnh lý xơ gan rất đa dạng, phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của bệnh.

Xơ gan giai đoạn sớm: Bệnh biểu hiện nghèo nàn, bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, có thể chỉ đau nhẹ hạ sườn phải, trướng hơi nhẹ, đi đại tiện phân thất thường. Đôi khi giãn các mao mạch ở dưới da cổ, mặt, ngực. Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn muộn rất khó chữa.

Xơ gan giai đoạn muộn: Bệnh biểu hiện rõ rệt như bệnh nhân mệt mỏi, ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi, có thể thấy vàng mắt, vàng da hoặc da sạm, phù chân hoặc bụng to dần lên do bụng chứa nước.

Muốn chẩn đoán xơ gan cần phải làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học thấy có biến loạn rõ rệt. Siêu âm gan thấy nhu mô gan thô, bờ gan mấp mô, ổ bụng có dịch hoặc không có. Soi dạ dày để xác định có giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch dạ dày. Trong trường hợp xơ gan giai đoạn sớm có thể phải làm sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc qua soi ổ bụng để xác định xơ gan.

Biến chứng khi mắc bệnh xơ gan

Xơ gan có nhiều biến chứng và bệnh nhân thường tử vong vì các biến chứng này:

Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở nhiều nơi: Ngoài da, chân răng lợi, hoặc chảy máu lan tràn ống tiêu hoá gây đi ngoài phân đen và đỏ. Đây là tình trạng nặng. Nếu chức năng gan còn bù được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể qua khỏi, nếu chức năng gan mất bù bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.

Xơ gan ung thư hoá: có đến 70 – 80% bệnh nhân ung thư gan trên nền gan xơ.

Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn: Viêm phổi, lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột gây ỉa chảy.

Hôn mê gan thường xảy ra sau các yếu tố thuận lợi như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hoá hoặc chỉ là giai đoạn cuối cùng của suy gan.

Nhiễm trùng dịch cổ trướng.

Hội chứng gan thận.

Điều trị khi bị xơ gan

Điều trị xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: Rượu, một số thuốc và hoá chất độc cho gan. Duy trì và bồi dưỡng chức năng gan.

Chế độ nghỉ ngơi ăn uống:

Trong giai đoạn xơ gan tiến triển: Cần nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự đòi hỏi của cơ thể với các hoạt động chức năng gan.

Chế độ ăn: Cần ăn nhiều chất đạm (100g/ngày) nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin, đảm bảo cung cấp 2500-3000calo/ngày, chỉ nên hạn chế chất đạm khi có dấu hiệu não gan (tiền hôn mê gan), nên hạn chế thức ăn mỡ khi có hiện tượng ỉa phân mỡ. Nếu có phù cổ trướng cần ăn nhạt tuyệt đối.

Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh:

Virus viêm gan đang nhân lên: lamivudine, adefovir…

Không uống rượu.

Không dùng thuốc độc cho gan.

Điều trị các nguyên nhân gây tắc mật, ứ máu tại gan.

Điều trị các biến chứng nếu có:

Cổ trướng: sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu cổ trướng căng gây khó thở sẽ chọc tháo dịch cổ trướng phối hợp với thuốc lợi tiểu.

Xuất huyết tiêu hoá: do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, còn do giãn vỡ tĩnh mạch ở dạ dày sẽ được tiêm xơ bằng thuốc hisatocryl để cầm máu và phối hợp với các thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Nhiễm trùng dịch ổ bụng: kháng sinh và truyền albumin.

Hôn mê gan: dinh dưỡng, các thuốc hạ amoniac máu, kháng sinh.

Ung thư gan: phẫu thuật cắt khối u nếu còn chỉ định, các phương pháp phá huỷ khối u gan.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online