Nên ăn uống thế nào để phòng ngừa bệnh sỏi thận ?
Sỏi thận là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh thuộc đường tiết niệu. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý góp phần khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng dần hằng năm. Tỷ lệ tái phát sỏi thận hiện cũng rất cao.
Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị sỏi thận nhỏ. Tôi đã uống thuốc theo đơn bác sĩ nhưng vẫn rất lo lắng vì sợ bệnh lại tái phát.
Tôi 48 tuổi, gần đây hay bị đau lưng âm ỉ, đôi khi bị tiểu khó. Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị sỏi thận nhỏ. Tôi đã uống thuốc theo đơn bác sĩ nhưng vẫn rất lo lắng vì sợ bệnh lại tái phát. Mong bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống để phòng ngừa căn bệnh này.
(Ngô Đức An, Hải Phòng)
Sỏi thận là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh thuộc đường tiết niệu. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý góp phần khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng dần hằng năm. Tỷ lệ tái phát sỏi thận hiện cũng rất cao.
Biểu hiện bệnh là đau vùng hông lưng âm ỉ hoặc từng đợt, tiểu máu không triệu chứng, tiểu đục (có nhiễm khuẩn kèm theo). Bên cạnh đó có thể sốt, ớn lạnh. Đây là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiểu cấp tính, là biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân mắc sỏi thận có thể tiểu ra sỏi, bí tiểu hoặc không có triệu chứng nào đặc biệt.
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận cần đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu kali, magie, vitamin B6, phylate, giảm protein động vật (5 – 7g/ngày), giảm muối (2 – 4g/ngày), giảm đường sucrose… để phòng ngừa sỏi canxi.
Có thể phòng ngừa sỏi uric bằng cách giảm bớt thịt gà, hải sản để giúp giảm lượng purine ăn vào, giảm sản xuất acid uric, kiềm hóa nước tiểu. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả nhằm kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric. Với sỏi cystein, chế độ ăn còn cần chú ý hạn chế muối trong khẩu phần ăn nhằm giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu.
Theo VNE
Trả lời