Loại thuốc nào dễ gây rối loạn cương?

Metoclopramide là một loại thuốc chống nôn cũng có khả năng gây ra suy giảm nhu cầu sinh lý và rối loạn chức năng cương dương do làm tăng nồng độ prolactin trong máu.
là hội chứng dễ gặp ở nam giới, biểu hiện dưới các dạng: Dương vật không thể cương hoặc không cương cứng được, cũng có khi độ cương chưa đủ để cuộc yêu đạt đỉnh đã vội… xìu.

Một trong các thủ phạm gây ra chứng bệnh này đó là do đang sử dụng thuốc chữa bệnh mà các thuốc này có tác dụng phụ là gây rối loạn cương dương.
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng, ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)… đều ảnh hưởng xấu đến tình dục: Khó cương dương vật, giảm ham muốn (dù tình trạng trầm cảm đã hết), khó xuất tinh. Khoảng 60% những người dùng SSRIs từng bị rối loạn cương dương. Chưa rõ cơ chế ảnh hưởng của thuốc này, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng nó có ảnh hưởng lên hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, norepinephrin và dopamine. Các thuốc ảnh hưởng đến tình dục nhiều nhất là amitriptyline và fluoxetine. Một số loại thuốc trầm cảm có chứa các thành phần như imipramine, amitriptyline, clomipramine… đã được ghi nhận là có khả năng gây ra rối loạn cương dương, xuất tinh bất thường, xuất tinh sớm, không còn ham muốn.
Thuốc statins trị mỡ máu
Nhóm thuốc statins (atorvastatin, fluvastatin, lovastatin…) là 1 trong 4 nhóm thuốc hạ mỡ máu (giảm nồng độ cholesterol trong máu), còn gọi là thuốc trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, thuốc statins cũng làm giảm luôn lượng hormon testosteron. Do loại thuốc này can thiệp vào quá trình sản xuất testosteron và gây ra tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
Thuốc điều trị bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp
Những loại thuốc này gây ảnh hưởng nặng nhất tới rối loạn cương là thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta giao cảm.
Thuốc chẹn beta-giao cảm: Tăng huyết áp gây tổn thương cho các mạch máu bao gồm mạch máu ở cậu nhỏ, gây nên rối loạn cương. Thuốc chẹn beta, một trong những loại thuốc phổ biến nhất trong chuyên khoa tim mạch được kê đơn cho bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể gây rối loạn cương, do thuốc có tác dụng ức chế hoạt động giao cảm nên làm hạ huyết áp và giảm nhịp tim. Cũng do tác dụng ức chế giao cảm nên thuốc gây co thắt cơ trơn của vật hang dương vật, làm cho lượng máu đến dương vật giảm dẫn đến hiện tượng ‘cậu nhỏ” khó cương cứng hay không thể cương được. Các thuốc nằm trong danh mục này gồm sectral, lopressor, cogard và tenormin.
Ngoài ra, thuốc chẹn beta giúp làm giảm huyết áp bằng cách chặn một số thụ thể ở hệ thống thần kinh. Đây là những thụ thể thường bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học như epinephrine. Epinephrine sẽ gây co các mạch máu và khiến máu được bơm một cách mạnh mẽ hơn. Bằng việc ngăn chặn ảnh hưởng của các thụ thể này, các thuốc chẹn beta có thể gây cản trở lên một phần của hệ thần kinh trung ương chịu trách nhiệm cho việc cương dương.
092736_Roi-loan-cuongMột số loại thuốc gây rối loạn cương dương.
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide: Các thuốc này ngoài tác dụng đào thải muối (Na+ và Cl) và nước ra khỏi cơ thể làm hạ huyết áp, thuốc còn gây hạ K+ máu. Đây là nguyên nhân lớn gây rối loạn cương, làm cho ‘cậu nhỏ” không thể cương hoặc cương nhưng không cứng hoặc cương nửa chừng rồi lại mềm ngay. Thuốc lợi tiểu cũng có thể làm giãn các cơ trong hệ tuần hoàn, việc này có thể dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng máu cần thiết chảy tới dương vật để đạt được và duy trì khả năng cương cứng.
Thuốc điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt
Các thuốc chống phì đại tuyến tiền liệt như chặn alpha – giao cảm, ức chế men 5-anpha reductase có thể gây rối loạn xuất tinh hoặc giảm ham muốn do ảnh hưởng đến chuyển hóa testosteron và estrogen. Các thuốc chống ung thư tuyến tiền liệt như flutamide, leuprorelin… làm ảnh hưởng đến hoạt động của testosteron nên gây tình trạng rối loạn cương, thậm chí thờ ơ và lãnh cảm.
Thuốc tiêu hóa
Các chất có tác dụng ức chế dịch vị như cimetidine, nizatidine, ranitidine là thành phần chính trong các loại thuốc tiêu hóa. Các chất này có công dụng chính là điều trị viêm loét dạ dày nhưng nó cũng có tác dụng phụ là gây rối loạn cương dương. Phần lớn nhóm thuốc này gây rối loạn cương khi dùng liều cao và cimetidine có khả năng gây rắc rối cho nam giới nhiều nhất. Cùng với rối loạn cương và giảm ham muốn, chúng cũng có thể làm giảm số lượng tinh trùng của đàn ông. Metoclopramide là một loại thuốc chống nôn cũng có khả năng gây ra suy giảm nhu cầu sinh lý và rối loạn chức năng cương dương do làm tăng nồng độ prolactin trong máu.
Thuốc chống co giật
Các thuốc chống co giật (phenobarbital, carbamazepin, phenytoin, acid valproic hay valproat…) được sử dụng để điều trị động kinh và đôi khi sử dụng để điều trị đau nửa đầu. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có liên quan làm giảm lượng hormon testosteron và làm giảm ham muốn tình dục, gây rối loạn cương dương.
Thuốc điều trị lo âu, mất ngủ
Benzodiazepin là loại thuốc an thần gây ngủ. Đây là một nhóm gồm các thuốc thuộc nhóm an thần nhẹ. Những loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân có vấn đề lo âu và khó ngủ. Có khoảng 30 loại thuốc benzodiazepine (gọi là các thuốc gốc), ví dụ là diazepam (valium, ducene, antenex seduxen); oxazepam, nitrazepam… Loại thuốc này có thể gây rối loạn cương dương, vì vậy gây lo lắng hơn. Lo lắng được cho là gây rối loạn cương dương, vì mức độ căng thẳng gia tăng có hại cho cơ thể và dẫn tới giảm ham muốn tình dục.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online