Cách phòng tránh những cơn ho khi chuyển mùa

Phần lớn các cơn tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên bạn cần hỏi bác sĩ ngay khi có thể nếu bạn bị phát triển cơn .

Không ít lần trong cuộc đời, chúng ta đã bị ho. Có khi ho vài tiếng, có khi ho kéo dài nhiều ngày, nhiều người chủ quan cứ nghĩ là chuyện bình thường, vì sống trong môi trường ô nhiễm, khi hít phải bụi không ho mới lạ.

Tuy nhiên, các bạn không nên xem thường, nếu ho kéo dài cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân chữa trị. Vì có những bệnh nhân bị ho khan kéo dài nhiều tháng, khi chịu đi khám mới được chẩn đoán là do bệnh tắc nghẽn mạn tính.

Ho có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ.

Hoạt động phản xạ này có tác dụng bảo vệ nhằm giúp làm sạch các chất gây kích thích hoặc làm nghẽn đường ống dẫn khí. Nếu đờm được tạo ra, ho được gọi là ho có đờm; nếu không có đờm thì được gọi là ho khan.

Phần lớn các cơn ho do một sự kích thích ngắn hạn ở đường hô hấp và thường tự biến mất. Trong các trường hợp khác, ho có thể là dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng của phổi mà cần được điều trị về y tế.

Phong-tranh-nhung-con-ho-bang-cach-nao_1

Ho có thể là phản xạ, triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể

Các nguyên nhân gây ho

Ho có thể gây ra bởi một kích thích ở đường dẫn không khí phía trên (họng và khí quản), có thể là do hít phải các hạt nhỏ hoặc là do chất nhày từ mũi rơi xuống. Ho cũng thường được gây ra bởi sự sưng viêm của đường dẫn khí phía trên, phổ biến là do hậu quả của một lây nhiễm virut như bệnh cúm hay cảm lạnh.

Ít gặp hơn là một dị vật nhỏ chẳng hạn như hạt đậu phộng bị hít vào và gây ho dữ dội hoặc đôi khi ăn, uống bị sặc cũng có thể gây nên cơn ho. Hồi lưu dạ dày, thực quản, một rối loạn trong đó dịch axit từ bao tử trào ngược lại thực quản, cũng có thể gây ra ho kéo dài.

Ho trầm trọng hơn có thể báo hiệu cho những tổn thương ở phổi gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, thường là do nhiễm vi khuẩn và viêm phế quản cấp tính. Ở bệnh hen suyễn các đường dẫn khí ở phổi bị hẹp lại và sưng lên, gây ra cơn ho, mà thường là nặng hơn vào ban đêm hay lúc vận động.

Các lá phổi cũng có thể bị tổn thương bởi việc hút thuốc lá, hút thuốc kích thích gây nên một cơn ho đặc trưng được gọi là “ho của người hút thuốc”, cơn ho như thế có thể báo hiệu sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Cơn ho của người hút thuốc thường là nặng hơn vào buổi sáng trước khi ngực làm sạch các chất nhày đã tích tụ qua đêm.

Việc hút thuốc gây ra tổn thương cho các vi mao (lông nhỏ li ti) bên trong các đường dẫn khí, các vi mao này có đóng góp trong quá trình bình thường của phổi làm sạch các chất nhày dư thừa.

Nếu một cơn ho dài ngày của người hút thuốc trở nên nặng hơn và thường xuyên hơn, sự thay đổi này có thể là dấu hiệu của sự phát triển ung thư phổi sơ cấp và đòi hỏi phải được xem xét về y tế ngay.

Một cơn ho cũng có thể là hiệu ứng của các thuốc ức chế ACE, được dùng trong điều trị huyết áp cao và bệnh tim.

Khi bị ho nên làm gì?

Phần lớn các cơn ho tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên bạn cần hỏi bác sĩ ngay khi có thể nếu bạn bị phát triển cơn ho kéo dài. Bạn cũng cần tìm kiếm sự tư vấn về y tế nếu cơn ho là trầm trọng và đau, có ra máu hay ra đờm có màu khác lạ hoặc ho đi kèm với khác như đau ngực hay thở gấp.

Với những trường hợp như vậy, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc đến cửa hàng thuốc hỏi ý kiến người bán thuốc để mua thuốc là không nên một chút nào bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm và gây nguy hiểm hơn cho người bệnh.

Ví dụ một người bị ho do hen phế quản mà tự ý mua thuốc ho trong khi người bán thuốc chỉ vì mục đích bán được thuốc, không biết chống chỉ định khi dùng thuốc ho có dẫn chất của thuốc ức chế hô hấp thì cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh.

Với một vài triệu chứng ho, có nhiều loại thuốc có thể làm giảm cơn ho bằng cách ức chế ho, nhưng với nhiều trường hợp khác nguyên nhân ho cần phải được điều trị riêng biệt. Chẳng hạn như không phải người bệnh nào bị ho cũng dùng kháng sinh vì kháng sinh chỉ dùng khi biết chắc chắn là có nhiễm khuẩn.

Nếu do virut thì không cần thiết dùng kháng sinh, trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn. Do vậy người bệnh cần khám bệnh ở cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây ho (tức là xác định bệnh gì) và phải điều trị đúng bệnh thì vừa khỏi bệnh và vừa hết ho.

Khi đi khám bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn bằng cách nghe tiếng ho của bạn như thế nào đồng thời khám ngưc và đôi khi chụp X quang hay phải làm xét nghiệm chức năng phổi để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Một số lời khuyên

Để bị ho, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, các bạn nên vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày. Nếu có nghiện thuốc lá, thuốc lào nên bỏ đặc biệt là những người bị bệnh hen, bệnh tim, bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh lao phổi và trong nhà có trẻ em thì việc bỏ thuốc lá, thuốc lào càng sớm càng tốt.

Cần vệ sinh môi trường trong từng gia đình, thôn xóm, khu phố, phường. Những vùng nông thôn đang dùng bếp củi, bếp rơm rạ nên sử dụng loại bếp ít khói.

Theo BS Phạm Tiến – Sức khỏe và Đời sống

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online