Những lưu ý khi điều trị bệnh hen phế quản
Nguyên nhân của căn bệnh này do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự phát triển bệnh hen.
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn, là bệnh ở đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm cho bệnh nhân khó thở. Nguyên nhân của căn bệnh này do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự phát triển bệnh hen.
Hen phế quản thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, khi thay đổi thời tiết trong những đợt chuyển mùa, hay xuất hiện do hít phải bụi, hơi khói của bếp than, khói thuốc lá, lông súc vật, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức như chạy, đùa nghịch,… Có những trường hợp cơn hen xuất hiện sau khi trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển, trứng, sữa,…
Triệu chứng của hen phế quản:
-Khó thở, thở nhanh, thở gắng sức thường xảy ra vào ban đêm.
-Thở khò khè, có thể nghe tiếng rít khi thở ra.
-Ho từng cơn, ho kéo dài dai dẳng nhiều vào ban đêm và sáng sớm. Sau cơn ho có thể khạc ra một ít đàm trắng.
– Cảm giác thấy nặng ngực
Biến chứng của bệnh hen phế quản khá nặng nề, có thể gây nên xẹp phổi, nhiễm khuẩn, giãn phế nang đa tiểu thùy, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não:….Nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị dự phòng hiệu quả thì sẽ làm giảm đáng kể tần suất hen khi lớn, nhất là các thể hen nặng.
Cách điều trị
Cần chú ý phát hiện dị nguyên của từng bệnh nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó, ví dụ: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh tiếp xúc với bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá.
Dùng các thuốc dự phòng nhóm corticoide như Pulmicort, Seretide…dạng xịt. Khi lên cơn hen thì dùng thuốc cắt cơn thuộc nhóm beta 2 adrenergic như Ventoline, Bricanyl dạng xịt hoặc khí dung.
Trong gia đình có người mắc bệnh hen, việc trang bị một số dụng cụ hỗ trợ sau đây là điều cần thiết:
– Máy xông mũi họng: (sử dụng cho mọi lứa tuổi), có nhiều chủng loại, đặc biệt với máy xông mini, bạn sẽ dễ dàng sử dụng khi đi du lịch hoặc công tác xa.
– Bình xịt có buồng đệm, không mặt nạ (dành cho trẻ từ 4 – 8 tuổi) hoặc bình xịt có buồng đệm và mặt nạ (trẻ từ 5 tháng đến 4 tuổi).
– Trên 8 tuổi thì sử dụng bình xịt định liều.
Một số lưu ý khi dùng dụng cụ điều trị:
Nếu sử dụng máy khí dung: dùng máy xông thuốc điều trị, có thể phun khí dung từ 1 – 3 lần cách nhau 20 phút. Thời gian đạt tác dụng tối đa 15 – 20 phút và kéo dài từ 3 – 4 giờ.
Bình hít định liều:
– Mở nắp và lắc đều chai thuốc.
– Ngậm đầu chai thuốc, xịt một làn thuốc.
– Hít vào từ từ (không hít nhanh, không thở ra) trong 6 giây.
– Nín thở 10 giây rồi thở ra bình thường.
– Nghỉ ít nhất 1 phút.
– Xịt tiếp lần hai với các bước thực hiện tương tự.
Bình xịt có buồng đệm: Khuyến cáo nên sử dụng buồng đệm khi được chỉ định sử dụng thuốc xịt điều trị hen.
Hướng dẫn sử dụng buồng đềm đúng cách: Trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn và cung cấp kèm với PMDI (ống thuốc). Luôn theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
-Tháo nắp PMDI (ống thuốc) và ống ngậm miệng
– Để tránh nguy hiêm và thiếu các bộ phận của buồng đệm. Nên kiểm tra vứt bỏ vật lạ bất kì hoặc mảnh vỡ từ buồng đệm và vật khó nhìn thấy. Không sử dụng buồng đệm khi bộ phận bị hỏng hoặc thiếu.
-Gắn mặt nạ vào ống ngậm miệng của buồng đệm và xoay nhẹ cho đến khi khớp chặt và đảm bảo an toàn.
-Gắn bình xịt hít vào cuối buồng đệm và lắc đều theo hướng dẫn sử dụng bình xịt hít.
-Đặt môi xung quanh ống ngậm miệng khép chặt miệng ống. Xịt 1 làn thuốc vào buồng và bắt đầu hít vào từ từ, giữ hơi thở trong 8 giây hoặc theo chỉ dẫn bác sĩ.
-Tháo rời vệ sinh buồng đệm sạch sẽ sau khi sử dụng.
Trường hợp xịt với corticoid, trẻ phải súc miệng hoặc mẹ rơ miệng cho bé sau khi xịt. Vệ sinh dụng cụ. Tháo rời từng phần, súc bằng nước ấm pha xà phòng nhẹ (không dùng nước sôi, alcohol hay chất sát trùng), rửa lại bằng nước sạch, để tự khô (không lau bằng khăn).
Theo Sức Khỏe & Đời sống
Trả lời