Hơi thở của bạn chắc chắn không ổn nếu những người xung quanh tìm cách né tránh gần gũi bạn trong khoảng cách gần.
Hơi thở là vấn đề riêng tư nhưng lại ảnh hưởng đến những người xung quanh và rất oái ăm ở chỗ, bạn khó cảm nhận rõ rệt rằng, hơi thở của mình có mùi khó chịu, cho đến một ngày… bạn nhận ra rằng hình như nó không ổn cho những người xung quanh và họ tìm cách né tránh gần gũi bạn trong khoảng cách gần.
5 lý do thường gặp nhất làm hơi thở có mùi khó chịu
1. Vi khuẩn trong miệng gây mùi. Những vi khuẩn này có thể nằm trên răng và lưỡi, khi bạn không đánh răng thường xuyên sau khi ăn, nó sinh sôi và tạo ra mùi.
2. Viêm amidan, viêm họng, viêm dạ dày cũng là nguyên nhân khá phổ biến của chứng hôi miệng. Nếu bệnh càng nặng, mùi hôi càng trở nên trầm trọng.
3. Thức ăn cay và nặng mùi. Thực phẩm như hành, tỏi, và cá có thể gây hơi thở hôi – thậm chí kéo dài vài giờ sau khi bạn đánh răng.
4. Thói quen xấu: Hút thuốc, dù bằng tẩu, trực tiếp hay hút xì gà sang trọng, tất cả đều làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
5. Dạ dày có vấn đề hoặc trong giai đoạn ăn kiêng: Đôi khi bạn gặp vấn đề về tiêu hóa như loét dạ dày cũng có thể gây hơi thở hôi khi ợ hơi. Ngoài ra chế độ ăn kiêng cũng gây ketosis, một trạng thái đốt cháy chất béo trong cơ thể tạo ra mùi hôi.
3 cách đơn giản nhất để có hơi thở thơm mát
Giờ thì bắt đầu những cách đơn giản, dễ thực hiện để giữ khoảng cách gần gũi với những người thân và đồng nghiệp:
1. Đánh răng và vệ sinh lưỡi hàng ngày.
Ít nhất là 2 lần/ngày. Chú ý làm sạch cuống lưỡi vào buổi sáng và sau các bữa ăn. Đây là hành động quan trọng nhất để giữ cho hơi thở thơm mát cực lâu.
2. Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa gây hôi. Dùng chỉ nha khoa cũng giúp ngăn ngừa bệnh nha chu – một nguyên nhân phổ biến làm cho hơi thở không được thơm mát.
3. Súc miệng bằng peroxide để chống lại chứng hôi miệng. Nước súc miệng kháng khuẩn sẽ tống khứ các mảng bám.
* Lưu ý: Việc dùng chỉ nha khoa và peroxide súc miệng không thể thay thế việc đánh răng và vệ sinh lưỡi.
Trả lời