Đừng để nhiễm độc gan do thuốc

Thuốc luôn là con dao hai lưỡi, trị bệnh nhưng cũng có thể hại người, nhất là đối với gan – “lò lọc rác thải” của cơ thể.

Dung-de-thuoc-hai-gan-1

Nhiễm độc gan do thuốc là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan do thuốc gây ra. Hậu quả là chức năng gan bị kém, tiêu hoá không thực hiện được và lâu dần dẫn tới suy gan. Không chỉ đảm nhận vai trò thải độc, gan còn là bộ phận duy nhất sản xuất ra mật giúp tiêu hoá mỡ. Bởi vậy, song song với việc uống thuốc trị bệnh hãy học cách .Dưới đây là 7 đối tượng cần cẩn trọng:

1. Bệnh nhân viêm gan virus

Ở bệnh nhân viêm gan virus (nguy hiểm nhất là viêm gan B và C), các tế bào đang bị tổn thương và dễ bị chết, màng tế bào không còn khả năng bảo vệ trọn vẹn. Vì thế trên nền viêm gan virus, thuốc càng dễ hủy hoại tế bào gan hơn.

Chỉ cần một lượng nhỏ thuốc “kỵ” gan thì gần như sẽ tạo ra một tác động cộng hưởng, các tế bào sẽ bị viêm đồng loạt, hoại tử đồng loạt và chết hoàn toàn.

Vì thế mà cần chú ý kiểm tra virus viêm gan trước khi có ý định dùng thuốc trị bệnh. Trong nhiều trường hợp, nên điều trị xong bệnh viêm gan virus trước khi quyết định điều trị bệnh khác.

2. Người xơ gan

Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan khoẻ mạnh đã hoại tử và bị thay thế bằng những dải xơ sợi không chức năng. Những tế bào gan còn lại bị chia cắt, cô lập nên khó đảm nhận chức năng vốn có của nó. Lúc này thể trạng bệnh nhân thường mệt mỏi, dễ chảy máu, da khô xơ xác, gầy còm, cơ bắp teo. Việc thải độc cho cơ thể lúc này trở thành một gánh nặng cho gan.

Nếu lúc này bạn đưa những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan vào cơ thể thì chả khác nào “đầu độc” gan của mình. Cũng bởi thế mà những người có xơ gan hay mới có dấu hiệu xơ gan thường được khuyến cáo cẩn thận khi dùng thuốc. Rất nhiều khả năng thuốc sẽ bị tích luỹ tại gan và làm cho gan xơ hoá nặng hơn.

3. Người nghiện rượu

Ngoài việc gây ra bệnh lý trên dạ dày, tụy, thần kinh, rượu còn gây bệnh lý trên gan mật, khiến gan bị viêm nặng và gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan.

Viêm gan do rượu sẽ mở đường cho thuốc tấn công tế bào gan một cách dễ dàng. Rượu phá huỷ màng tế bào, khiến thuốc dễ ngấm vào trong hơn; phá huỷ các ty thể bên trong tế bào làm mất hệ thống khử độc của tế bào gan; và cuối cùng, rượu làm mất chức năng khử độc của các enzyme đặc hiệu trong gan.

4. Bệnh nhân tim mạch

Tim là cơ quan giúp lưu thông máu từ gan nên người bị bệnh tim, nhất là suy tim phải rất dễ bị ứ máu lại tại gan. Khi máu bị ứ lại, gan sẽ bị to ra, giãn các mạch máu nội bộ và làm cho tế bào sẽ bị thoái hoá dần. Đây chính là do mà bệnh suy tim thường hay bị nhiễm độc gan do thuốc.

Khi phát hiện các biểu hiện giãn tĩnh mạch, xuất hiện các tĩnh mạch ở phía bên của thành bụng, bạn cần xem lại tất cả các thuốc đang sử dụng. Vì khi đó, lá gan của bạn đang kêu cứu.

5. Sau phẫu thuật

Các cuộc phẫu thuật ít nhiều đều làm ảnh hưởng, thậm chí gây tê liệt hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nó can thiệp vào hệ thần kinh phó giao cảm và làm cho hệ này bị giảm hoạt động hầu như trong 3 ngày đầu tiên. Gan ruột là những cơ quan phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Gần như tất cả những người sau phẫu thuật đều bị chướng bụng, khó tiêu và thậm chí là không tiêu trong 3 ngày đầu này.

Thuốc vì thế mà cũng rất dễ huỷ hoại gan trong thời gian sau phẫu thuật. Đơn giản là vì sự suy giảm hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm làm gan giảm chức năng chuyển hoá và thải trừ thuốc. Vì thế mà thuốc dễ bị tích lũy và gây độc cho tế bào gan. Tính từ khi phẫu thuật xong, phải mất gần 2 tuần chức năng gan mới bình phục.

6. Suy dinh dưỡng và thiếu chất

Gan không chỉ cần dinh dưỡng để tái tạo tế bào mà còn cần chúng để tham gia chức năng thải độc. Một trong các chất thải độc quan trọng là acid glucuronic. Chất này có tác dụng kết hợp với chất độc để tạo thành phức hợp hoà tan và thải ra ngoài.

Tương tự, muốn chuyển thuốc thành những dạng không độc thì bản thân tế bào gan phải có đầy đủ hệ enzyme oxy hoá khử Cyt P450. Những thành phần này không thể được hình thành đầy đủ nếu cơ thể bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Cơ thể không đủ nguyên liệu để chuyển hoá thuốc, tất dẫn đến thuốc tích luỹ và nhiễm độc. Cho nên, những người này cần thiết phải được điều chỉnh liều lượng thuốc khi sử dụng.

7. Dùng quá nhiều thuốc

Bạn cần nhớ số lượng tế bào gan chỉ có hạn cũng như bộ phận chuyển hoá thuốc trong gan chỉ có thể làm việc trong một giới hạn nhất định. Nếu bạn thường xuyên phải dùng thuốc cũng khiến gan bị quá tải và đương nhiên nhiễm độc gan xảy ra. Điều này càng tổn hại hơn nếu như các thuốc đang sử dụng là những thuốc “đầu độc” gan.

Thông thường với một liệu trình trị bệnh, số thuốc sử dụng chỉ giới hạn trong 3-4 loại thuốc trở lại. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, số lượng này có thể tăng lên. Có không ít bệnh nhân, vì đi khám nhiều nơi và uống theo nhiều loại thuốc nên một ngày có thể uống tới 20 viên thuốc đủ các loại khác nhau. Đây thực sự là một gánh nặng cho gan. Khi số lượng thuốc đạt từ 5 loại thuốc trở lên thì cần xem xét bảo vệ tế bào gan.

Theo Sức khỏe gia đình

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online