Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì tốt trong việc chữa bệnh?

Chó đẻ răng cưa là một loại cây khá quen thuộc ở các vùng nông thôn nước ta với nhiều tác dụng hay trong việc điều trị các bệnh dân gian. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng loại cây này sao cho hợp lý bởi vẫn có các mặt trái của nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu chúng ta không biết cách.

cay-cho-de-rang-cua
Chó đẻ răng cưa là cây gì?

Dân gian còn gọi với các tên khác như cây cau trời hay diệp hạ châu. Còn trong tiếng Hán là hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế hay trân châu thảo. Thuộc họ thầu dầu, có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.

cây chó đẻ chữa bệnh gì

Chó đẻ răng cưa có thân cao từ 20 – 70cm, xung quanh thân là các cành nhỏ dài xấp xỉ một gang tay, 2 bên cành là các lá nhỏ giống kiểu nhánh lá phượng, dưới tán lá là nơi ra hoa kết quả. Vào độ từ tháng 4 – 6 bắt đầu có hoa và tới tháng 7 -11 thì kết quả. Hoa có 2 loại đực và cái.

Cây chó đẻ mọc ở đâu?

Chúng xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng, mọc hoang bên lề đường, bờ bụi, cánh đồng khô. Nhiều ở các nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nam Mỹ, Nhật Bản,… Ngày nay người ta trồng chó đẻ răng cưa số lượng lớn đề làm nguyên liệu chế biến thuốc.

Tại sao có tên gọi cây chó đẻ?

Người ta thường thấy loài chó sau khi đẻ con thường tìm ăn loại cây này, cộng với hình thù lá giống răng cưa nên mới được gọi tên như vậy.

Phân loại cây chó đẻ

Dựa vào những đặc điểm chính, có thể phân thành 3 loại chính sau:

cay-cho-de-tri-benh-gi
1. Cây chó đẻ thân xanh

Có lá màu xanh nhạt, mỏng và ngắn hơn bình thường, cành ít phân nhánh và ngắn, khi nhai có vị đắng nên còn được gọi là diệp hạ châu đắng. So với 2 loại kia, loại này có dược tính mạnh nhất.

2. Cây chó đẻ xanh đậm

Loại này có lá màu xanh đậm, to, thưa và rời rạc, chóp nhọn hơn 2 loại kia và không được dùng làm thuốc.

3. Cây chó đẻ thân đỏ

Loại này có thân màu hanh đỏ, đậm hơn ở thân dưới, lá dài và dày hơn loại thân xanh nhưng có dược tính kém hơn nên cũng không được trồng nhiều.

Cây chó đẻ có tác dụng gì?

Chó đẻ có nhiều công dụng trong chữa các bệnh như đau thận, gan, đường ruột, đường tiết niệu, chứng bệnh ngoài da,… đồng thời có tác dụng tốt trong tiêu độc, lợi tiểu, sát trùng, thanh can, điều kinh, thông huyết, hạ nhiệt, lương huyết,… Chúng ta tìm hiểu cụ thể hơn như sau:

tac-dung-cua-cay-cho-de-rang-cua

1. Tác dụng trong chữa bệnh viêm gan siêu B

Dùng 30g cây chó đẻ, 12g sài hồ, 12g hạ khô tảo, 12g nhân trần và 8g chi từ gom thành 1 thang mang xao khô sắc nước uống trong ngày.

2. Trị viêm gan do virus

Dùng 20g diệp hạ châu đắng mang xao khô sắc nước 3 lần. Thêm vào 50g đường đun sôi tan, chia ra uống trong ngày 4 lần. Đi xét nghiệm nếu kết quả HBsAg (-) thì ngừng uống.

3. Điều trị xơ gan cổ trướng thể nặng

Dùng 100g diệp hạ châu đăng xao khô sắc nước 3 lần. Thêm vào 150g đường đun sôi tan, uống nhiều lần trong ngày cho đỡ đắng và duy trì 30 – 40 ngày. Chú ý đang trong liệu trình thì hạn chế muối và thức ăn giàu đạm như trứng, đậu phụ, cá, thịt,…

4. Chữa suy gan do nhiễm độc, sốt rét, ứ mật, sán lá, lỵ amib

Dùng 20g hiệp hạ châu đắng hoặc ngọt, 20g cam thảo đất mang xao khô sắc nước uống hằng ngày.

5. Điều trị eczema (bệnh chàm mãn tính)

Vò nát cây chó đẻ xát vào vùng bị chàm, làm liên tục nhiều ngày sẽ khỏi.

6. Trị mụn nhọt độc

Vào mùa nóng trẻ em hay bị mụn nhọt độc, nhiều khi mưng mủ dễ gây nhiễm trùng hay phát sốt. Dùng cây chó đẻ rửa sạch giã nhỏ cùng muối, chế với nước sôi để nguội, có thể pha thêm đường để uống. Phần bã đắp vào vùng da bị mụn nhọt.

7. Chữa bệnh sốt rét

Dùng 8g chó đẻ, 10g dây hà thủ ô, 10g thường sơn, 10g lá mãng cầu tươi, 10g dây gắm, 10g thảo quả, 4g dây cóc, 4g hạt cau (bình lang) và 4g ô mai. Tất cả sắc với 600ml nước đến khi còn 1/3, uống làm 2 lần trước 2 tiếng cơm sốt rét. Nếu không thấy hết sốt, lần sau cho thêm 10g sài hồ.

8. Chữa bệnh sỏi thận

Tại trường đại học Y Paulists ở Sao Paulo Brazil vào năm 1990 đã thí nghiệm chữa bệnh sỏi thận thành công trên người và chuột sau 1 – 3 tháng cho uống trà diệp hạ châu.

Sau đó đến năm 1990 đã có nhiều thí nghiệm cho thấy nước sắc từ cây chó đẻ có tác dụng tăng cường lượng nước tiểu, ngăn chặn sự hình thành các tinh thể calcium oxalate (tinh thể tạo sỏi thận), giản cơ ống mật và vùng sinh dục tiết niệu, tăng tiết mật. Điều đó cho thấy hiệu quả bài mòn sỏi thận và bài tiết chúng ra ngoài.

Những lưu ý khi dùng cây chó đẻ

Mặc dù có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt như vậy, nhưng diệp hạ châu vẫn có những phản ứng phụ vì vậy nhất định bạn cần đọc kĩ, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dưới đây là một số lưu ý chính:

cong-dung-cua-cay-cho-de

Không được dùng nếu không mắc bệnh về gan mật

Đối với những người mắc các bệnh về gan hoặc mật thì việc sử dụng chó đẻ răng cưa hỗ trợ điều trị sẽ rất tốt. Tuy nhiên đây là loại cây chữa bệnh, không nên uống hàng ngày để phòng bệnh, vì với người bình thường rất dễ gây tổn thương, mất cân bằng chức năng gan, mật,.. từ đó rất dễ dẫn đến chai gan, xơ gan.

Không được sử dụng để sắc nước uống hàng ngày

Đây là loại cây chữa bệnh, không có tác dụng làm thuốc bổ vì vậy bạn không được tự ý sắc nước uống hằng ngày. Việc lạm dụng có nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu, từ đấy làm suy giảm hệ miễn dịch, hư hại chức năng gan.

Gây gây vô sinh

Có nhiều tin đồn rằng uống nước cây chó đẻ làm co mạch máu và cơ trơn ở tử cung, từ đó dẫn tới vô sinh. Do có tính hàn nên gặp phải cơ thể quá hàn mà lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thu thai. Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có công bố nào về tác dụng phụ này. Tuy nhiên, Caythuocdangian.com nghĩ rằng các chị em phụ nữ chưa sinh hoặc đang ở độ tuổi sinh nở cũng cứ nên đề phòng không uống nhé.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online