Bài thuốc Đông y trị đau cổ tay
Đau cổ tay là tình trạng viêm bao gân vùng chỏm xương quay (thuộc viêm khớp dạng thấp).
Đau cổ tay là tình trạng viêm bao gân vùng chỏm xương quay (thuộc viêm khớp dạng thấp). Người bệnh có biểu hiện sưng nề, ấn thấy đau ở cổ tay, ngay đầu xương quay, đau tăng khi xoay cổ tay và khi cử động ngón cái…
Nguyên tắc điều trị theo Đông y là chống viêm, giảm đau, trừ thấp, tán hàn. Xin giới thiệu một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo.
Thuốc uống:
Bài 1: cây xấu hổ 20g, ngải diệp 10g, bồ công anh 16g, nam tục đoạn 16g, lá tre 12g, rễ cây gấc 12g, kê huyết đằng 16g, cẩu tích 10g, ngũ gia bì 12g, rễ cây cúc tần 12g, lá lốt 10g, hy thiêm 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: xuyên khung 10g, đương quy 16g, thục địa 12g, nam tục đoạn 16g, độc lực 16g, kê huyết đằng 16g, rễ cây xấu hổ 16g, rễ cỏ xước 16g, rễ bưởi bung 20g, rễ cây gấc 16g, ngũ gia bì 12g, nhục quế 8g, thiên niên kiện 10g, củ đinh lăng 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Thuốc xoa bóp: gồm các vị kê huyết đằng, xuyên khung, bạch chỉ, tế tân, nhục quế, thiên niên kiện, thạch xương bồ, hoa hồi, trần bì mỗi vị 10g. Các vị thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 5 ngày là có thể dùng được. Lấy bông chấm thuốc xoa vào nơi bị đau, ngày 2 – 3 lần. Công dụng: chống viêm, giảm đau, hoạt huyết, tán ứ.
Thuốc đắp: Dùng một trong các bài:
Bài 1: vỏ cây gạo, lấy một lượng vừa đủ, thái phiến. Sau đó cho vào cối giã nhỏ, trộn vào một chút đồng tiện, sao nóng rồi đắp tại chỗ băng lại. Ngày 1 lần, tối 1 lần.
Bài 2: lá cây gấc và lá cây đinh lăng, hai thứ phân lượng bằng nhau. Hai thứ giã nhỏ, sao rượu, đắp tại chỗ băng lại.
Công dụng của các bài trên: giảm đau trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
Theo Lương y Thanh Ngọc – Sức khỏe và đời sống
Trả lời