Tránh xa bệnh tiểu đường

ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.

194-benhtieuduong
1. Quản lý trọng lượng

Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Các chuyên gia cho biết giảm 5% trọng lượng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh và ổn định.

2. Thường xuyên vận động

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

3. Tập thể dục

Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.

4. Ăn ít carbohydrate

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

5. Hạn chế thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

6. Ăn nhiều chất xơ

Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn.

7. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến

Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.

8. Dùng bột quế

Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

9. Uống cà phê

Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.

10. Tránh căng thẳng

Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.

Theo – aFamily

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online