Những điều cần biết về bệnh xuất huyết dạ dày

(còn gọi là chảy máu ) là một dạng gây chảy máu ở niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu, đi cầu ra máu. Đây là một biến chứng nặng của bệnh lý dạ dày.

Xuất huyết dạ dày có thể có những trường hợp nhẹ, điều trị đơn giản những cũng có những trường hợp rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị cầm máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bài viết này sẽ bao gồm những thông tin cần thiết về để độc giả tham khảo.

Triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày

Triệu chứng dễ nhận biết của xuất huyết dạ dày là bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen hoặc đi đại tiện phân đen, sệt, hôi, trường hợp nặng đi đại tiện phân màu đỏ. Ngoài ra, các triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo như đau hay nóng rát vùng trên rốn, toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, mệt, lả người sau ói hoặc đi tiêu.

chay-mau-da-day

Nguyên nhân gây bệnh

– Do loét dạ dày (hoặc hành tá tràng): Trong các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thì nguyên nhân do loét dạ dày, tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất, máu chảu ra dưới hình thức: nôn ra máu, đại tiện phân đen. Nguyên nhân viêm loét dạ dày có thể do vi trùng Hp; uống nhiều rượu, bia; tự ý và dùng nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm như Asprin, diclofenac…; do stress, căng thẳng, buồn phiền, lo âu; chế độ ăn không đúng như bỏ ăn, ăn không đúng giờ, để quá đói cũng có thể là nguyên nhân gây ra loét dạ dày.

– Do viêm loét thực quản.

– Chảy máu do u dạ dày hay ung thư dạ dày.

– Hội chứng Mallory Weiss: Hội chứng nôn nhiều do bất kỳ nguyên nhân gì, khi nôn quá nhiều, niêm mạc dạ dày trầy xước, gây chảy máu.

Điều trị

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bệnh nhân không được chủ quan, không nên tư ý mua thuốc điều trị ở nhà hay tại các phòng khám không uy tín mà cần phải nhập viện ngay bởi nếu chậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán có phải chảy máu dạ dày hay không, nếu đúng bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ của bệnh viện.

images

Trường hợp bị nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi trong khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ, nội soi dạ dày và nếu sau đó không còn chảy máu thì có thể xuất viện và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bị nặng, chảy máu dạ dày do loét có nhiễm vi trùng Hp, bác sĩ sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ kê thuốc bằng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày, sau đó sẽ điều trị bằng thuốc lành vết loét trong 6- 8 tuần. Nếu bị loét do các nguyên nhân khác không phải do vi thì chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6 – 8 tuần.

Sau khi điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ, bệnh nhân nên đi khám và nội soi dạ dày lại để biết được tình hình bệnh đã hết hay chưa.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa xuất huyết dạ dày, bạn nên thực hiện các điều dưới đây:

– Nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để phòng tránh bị nhiễm vi trùng Hp vì vi trùng này lây qua đường tiêu hóa, ăn uống. Trường hợp trong gia đình đã có người nhiễm vi khuẩn Hp thì cần được điều trị kịp thời, triệt để tránh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

– Tránh tự ý mua thuốc chống viêm, giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.

– Có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.

– Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích. Duy trì tinh thần thoải mái, tránh bị stress, căng thẳng.

– Nên đi khám bệnh, làm xét nghiệm, nội soi khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua… Nếu phát hiện bệnh nên điều trị dứt điểm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online