Lá lốt và các món ăn bài thuốc từ Lá Lốt
Cùng khám phá công dụng của Lá Lốt dưới góc nhìn của Đông y thông qua một số món ăn bài thuốc được làm từ Lá Lốt.
– Tên khác: Lá lốt – Tất bát – Tiêu lốt – Ana khùa táo (thượng)
– ách trồng Lá lốt: Đoạn thân rễ trồng vào nơi đất xốp, nhiều mùn, ẩm mát.
– Bộ phận dùng: Toàn cây
– Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm
Công dụng của Lá lốt: Chữa đau nhức xương, tê thấp, rối loạn tiêu hóa, chân tay ra nhiều mồi hôi.
Liều dùng:
Lá khô: 8 – 10g
Lá tươi: 15 – 30g
BÀI THUỐC ỨNG DỤNG CỦA LÁ LỐT
Bài 1: Lá lốt chữa đau nhức xương, tê thấp
Lá, rễ lá lốt: 15g
Củ cốt khí: 15g
Rễ cỏ xước: 15g
Rễ cà gai leo: 15g
Tất cả thái nhỏ sao vàng sắc với 600ml nước, còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liền 7 – 10 ngày.
Bài 2: Chữa mồ hôi tay chân ra nhiều:
Lá, rễ thân lá lốt: 100g
Nước: 3000ml
Đun sôi để ấm (35 – 40 độ) ngâm tay và chân, ngâm đến khi mồ hôi tay chân đỡ ra thì thôi.
MỘT SỐ MÓN ĂN TỪ LÁ LỐT
MÓN MẶN
1. CANH LÁ LỐT
Nguyên liệu:
Lá lốt: 100g
Tôm (hoặc thịt heo nạc): 100g
Gừng tươi: 5g
Rau húng quế (hoặc ngải cứu): 10g
Muối, tiêu, bột ngọt đường, nước mắm
Cách làm
Tôm (hoặc thịt heo nạc) làm sạch, cắt nhỏ, ướp chút muối, tiêu, đường, nước mắm, để thấm.
Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ. (Gừng rửa sạch, giã dập. Rau húng quế nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. Cho vào nồi lượng nước vừa đủ, nấu sôi, cho tôm vào, nước sôi lại thì cho lá lốt cùng gừng. Canh sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn, cho rau húng quế vào nồi canh, đảo đều.
Tắt bếp.
Dùng ăn nóng trong bữa cơm.
Công dụng
Món canh lá lốt giúp cơ thể được ấm áp, giảm đau nhức, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động. Rất thích hợp cho người bị mắc mưa hoặc ngâm nước thời gian lâu, đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.
Thường thì một người có thể ăn từ 50 – 80g lá lốt mỗi ngày.
2. CANH THỊT BÒ NẤU LÁ LỐT
Nguyên liệu
Thịt bò xay: 200g
Cà chua: 1 quả
Lá lốt: 10 lá
Hành khô: 1 củ
Muối, bột nêm, tiêu, dầu ăn.
Cách làm
Thịt bò xay nêm muỗng cà phê muối, chút tiêu, trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, cắt múi cau. Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím, cho thịt bò vào xào săn, múc ra tô.
Cho tiếp cà chua vào, xào chín, đổ vào nồi khoảng 2 bát nước. Đun sôi, khi cà chua chín mềm thì cho thịt bò vào cùng, nêm gia vị vừa ăn, cho lá lốt vào, tắt bếp.
Công dụng
Món ăn này có tác dụng bổ huyết, bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa. Có ích cho người bị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do phong thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
3. THỊT BÒ NƯỚNG LÁ LỐT
Nguyên liệu
Thịt bò: 400g
– Lá lốt (chọn lá to): 200g
– Đậu phộng rang: 30g
– Sả băm nhuyễn: 10g
– Rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế chua: đủ dùng
– Muối, tiêu, bột nêm, bột cà ri. Mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn.
Cách làm
– Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Ướp thịt bò với muối, bột nêm, chút tiêu, sả băm. Để thịt thấm đều trong 20 phút.
Lá lốt rửa sạch, để ráo; đậu phộng rang giã dập. Rau thơm và các loại rau ăn sống nhặt rửa thật sạch, để ráo nước.
Cuộn thịt bò trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều.
Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên. Dùng cuốn bánh tráng với các loại rau và bún, chấm mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị.
Công dụng
Món ăn này có tác dụng bổ khí huyết, lợi tiêu hóa, nhuận trường, trừ thấp, giảm đau. Có ích cho người bị khí huyết suy hư, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, viêm đau các khớp, đau lưng.
4. THỊT BÒ XÀO LÁ LỐT
Nguyên liệu
Thịt bò: 300g
Lá lốt: 100g
Tỏi băm: 2 muỗng cà phê
Sả băm: 1 muỗng cà phê
Sữa đặc: 1 muỗng cà phê
Bột năng: muỗng cà phê
Muối, bột nêm, đường, nước tương, dầu ăn.
Cách làm
Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn, ướp với sữa đặc, 1 muỗng cà phê bột nêm, bột năng cùng một chút dầu ăn, để 10 phút cho thịt thấm.
Lá lốt rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
Đun nóng dầu ăn, cho tỏi và sả vào phi thơm. Trút thịt bò vào xào, nêm một muỗng cà phê đường và chút muối, cho tiếp lá lốt vào trộn đều. Tắt bếp.
Món này dùng nóng, sẽ ngon hơn nếu chấm cùng nước tương kèm vài lát ớt.
Công dụng
Món ăn này có tác dụng bổ huyết, bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa. Có ích cho người bị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do phong thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
MÓN CHAY
1. LÁ LỐT CUỐN ĐẬU HŨ
Nguyên liệu
Đậu hũ: 400g
Lá lốt: 100g
Nấm rơm: 50g
Nấm mèo: 10g
Ớt sừng: 3 trái; hành, tỏi băm: mỗi thứ 1 muỗng cà phê
Bột nêm, muối, nước tương, bột ngọt, tiêu.
Cách làm
Đậu hũ rửa sạch, nghiền nhuyễn.
Lá lốt rửa sạch, cắt nhuyễn , số còn lại để nguyên.
Nấm rơm, nấm mèo ngâm nước ấm cho nở, bỏ chân, rửạ sạch, cắt nhuyễn.
Ớt cắt lát, cho vào chén nước tương để làm nước chấm.
Trộn đều đậu hũ với lá lốt cắt nhuyễn và các loại nấm, nêm muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, muỗng cà phê tiêu, lượng hành tỏi băm nhuyễn, để 20 phút cho thấm gia vị.
Trải lá lốt lên đĩa, thoa chút dầu ăn, cho hỗn hợp đậu hũ lên trên, cuốn lại, dùng ghim cố định.
– Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn, cho đậu hũ đã cuộn vào chiên chín đều rồi gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
– Xếp đậu hũ cuốn lá lốt ra đĩa, chấm kèm nước tương.
Công dụng
Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, hạ mỡ trong máu, hạ huyết áp, hạ đường huyết. Có ích cho người bị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do phong thấp, thiếu máu, mỡ máu cao, cao huyết áp, đái tháo đường.
Lá lốt nấu canh với các loại nhuyễn thể như sò, nghêu, ốc, hến… hoặc cá lóc, cá trê, cá ba sa, làm chả vo viên, đã thơm ngon lại bổ dưỡng, có ích cho việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ, lá lốt được dùng chế biến nhiều món ăn ngon như:
Lá lốt rửa thật sạch, để ráo nước, cắt nhỏ như sợi chỉ, vắt chanh vào ăn sống.
Lá lốt luộc chấm, nước mắm tỏi gừng.
Lá lốt nấu canh, dùng gói các nguyên liệu để nướng, chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản.
2. CANH MÍT NẤU LÁ LỐT
Nguyên liệu
Mít non: 200g
Tôm: 100g
Lá lốt: 10 lá
Hành khô: 1 củ
Muối, bột nêm, tiêu, bột ngọt, nước mắm, mắm ruốc.
Cách làm
Tôm bóc vỏ, rửa sạch, giã dập, ướp với muỗng cà phê muối, ít tiêu.
Mít non cắt lát hoặc xé thành miếng vừa ăn.
Hoà muỗng canh mắm ruốc với nước lạnh, lọc bỏ cát, lấy nước cốt. Hành bốc vỏ, băm nhuyễn.
Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ.
Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành, cho tôm vào xào chín. Đổ nước vào nồi, trút nước cốt mắm ruốc vào, đun sôi. Tiếp theo cho mít vào, đun đến khi chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho lá lốt vào sau cùng. Tắt bếp.
Món này ăn nóng với cơm.
Công dụng
Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, khu phong trừthấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa, nhuận trường. Có ích cho người bị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do phong thấp, táo bón.
Với những món ăn bổ dưỡng từ lá lốt như trên, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Trả lời