Dấu hiệu và cách xử lý cho người bệnh hen phế quản

Biểu hiện một cơn điển hình: Cơn hen thường xảy ra ban đêm, người bệnh khó thở, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực; chủ yếu khó thở thì thở ra.

hay bệnh xuyễn là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở, ho, tức ngực, tắc nghẽn đường thở, bệnh có thể tự hồi phục.

Bệnh hen phế quản có đặc trưng bởi những âm thanh khi thở của người bệnh, và thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với các yếu tố như: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than.

Hen phế quản không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu tố thời tiết như đổi mùa, nhiễm lạnh, mưa phùn, gió bấc, ẩm ướt là những yếu tố khiến cho cơn hen khởi phát.

Triệu chứng của bệnh hen phế quản

– Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần thường về đêm, nửa đêm, gần sáng.

– Khó thở tạo thành tiếng rít, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh có thể tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.

– Cơn hen ác tính làm người bệnh khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.

– Cơn hen có thể đến khi ăn hoặc hít phải vật gì gây dị ứng với người bệnh. Với trẻ em, cơn hen thường bắt đầu bằng cảm lạnh thông thường.

– Biểu hiện một cơn hen phế quản điển hình: Cơn hen thường xảy ra ban đêm, người bệnh khó thở, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực; chủ yếu khó thở thì thở ra.

– Cơn hen nặng thì người bệnh phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể bộc phát hoặc liên tục. Khi gần hết cơn hen, ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, nếu bội nhiễm thì có biểu hiện đờm nhầy, mủ màu vàng hoặc xanh, một khi người bệnh khạc được đờm ra thì bệnh càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn, người vẫn làm việc bình thường. Trong cơn hen phế quản nếu khám phổi thấy: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, ran ngáy ở khắp 2 phổi.
Cách xử lý khi lên cơn hen phế quản

– Chuyển người bệnh ra nơi có không khí trong lành, thoáng mát.

– Cho uống nhiều chất lỏng: nước vì nước sẽ làm đờm loãng ra giúp người bệnh dễ thở.

– Với cơn hen nhẹ thì dùng ephedrin hoặc teophylin.

– Với cơn hen nặng thì tiêm adrenalin( người lớn 1/2 ống; trẻ em 1/4 ống theo chỉ dẫn của thầy thuốc).

– Khi người bệnh sốt, hoặc lên cơn hen kéo dài trên 3 ngày thì cho uống kháng sinh tetroxyclin hoặc erytromyxin.
Cách phòng bệnh hen phế quản

– Cần tránh ăn hoặc hít những vật gây cơn hen.

– Giữ gìn sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc.

– Tránh tiếp xúc với gà và các loại súc vật khác như chim, chó, mèo.

– Vệ sinh giường, đệm, chăn gối, các vật dụng cá nhân.

hen1

– Chống co thắt phế quản có thể dùng các loại thuốc sau: synthophylin, theophylin, salbutamol, terbutalin, ventolin; kháng salmeterol, cholinergic như ipratropium bromide theostast.

– Chống viêm dùng methyl prednisolon, prednisolon, corticoid tại chỗ như pulmicort, becotid, sertide.

– Chống dị ứng: zaditen, các thuốc kháng histamin tổng hợp, sodium cromoglycat (Intal).

– Chống bội nhiễm dùng các loại kháng sinh, tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng như penixilin.

– Trường hợp cấp cứu, bệnh nhân được cho thở ôxy, cần thiết cho thở máy, dùng thêm các thuốc giảm ho, long đờm, trợ tim mạch, truyền dịch, đặc biệt dùng corticoid liều cao.

– Ngoài ra còn dùng một số phương pháp điều trị khác như cắt hạch giao cảm cổ, cấy chỉ Catgut vào huyệt,…

Theo SKDS

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online