Cần tránh ngay những thói quen gây hại cho tai

Giống như ngoáy mũi, một vài người có những không có lợi cho như ngoáy hay cọ, xoa . Thậm chí nhiều người còn dùng các vật thể nhọn như đầu nắp bút, que nhọn ngoáy .

Những thói quen nhiều người vẫn nghĩ là vô hại, nhưng đó chính là nguyên nhân đang hủy hoại trực tiếp đến của bạn.

Với đặc trưng nằm ở vị trí kín đáo, tai đôi lúc không nhận được sự chăm sóc đúng mực của mọi người. Chuyên gia y khoa tai mũi họng, GS Brett Comer (Đại học Kentucky, Mỹ) cho biết, bông là vật dụng rất phổ biến để vệ sinh khu vực này nhưng sử dụng bông tay ngoáy sâu vào tai cũng không phải phương pháp vệ sinh đúng cách.

Chúng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng như làm sưng đau, rách màng nhĩ, ảnh hưởng tới thính lực. Ngoài ra, ráy tai còn giúp cân bằng độ ẩm và sự dễ chịu của tai nên bạn không cần vệ sinh chúng quá thường xuyên.

Dưới đây là một vài những thói quen có hại cho tai mà có thể bạn vẫn đang vô tư thực hiện:

quá to

Theo số liệu từ Hội nghiên cứu các vấn đề về tai mũi họng Trung ương Mỹ, có đến khoảng 15% dân số trên thế giới trong độ tuổi 20-69 gặp vấn đề về thính giác bởi tiếp xúc với nguồn âm thanh quá to.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ cũng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ những chiếc tai nghe mà mọi người sử dụng hàng ngày.

bo-ngay-nhung-thoi-quen-nay-neu-ban-khong-muon-doi-tai-cua-minh-bi-huy-hoai-1

Những chiếc tai nghe nhỏ mang đến nhiều nguy cơ tổn thương hơn loại tai nghe trùm đầu headphone. Các chuyên gia cũng hướng dẫn cách kiểm tra mức độ âm thanh khi nghe bằng tai nghe đơn giản: “Nếu những người xung quanh có thể nghe được âm thanh mà chiếc tai nghe bạn phát ra thì bạn đang nghe nhạc quá to”.

Xỏ quá nhiều khuyên tai

Thật khó cưỡng lại vẻ hấp dẫn của những chiếc khuyên tai đặc biệt khi thấy bạn bè hay đồng nghiệp sử dụng chúng.

Tuy vậy, xỏ quá nhiều khuyên tai không phải hành động được các nhà khoa học cổ vũ. Leur Dornteu, Tiến sĩ kiêm chuyên viên tư vấn y khoa tại viện Hàn lâm y sinh Trung ương Pháp cho biết, với đặc tính nhiều nếp gấp của da tai, việc xỏ nhiều khuyên sẽ đẩy bạn tới việc đối mặt các loại vi khuẩn cực kì cao.

Đặc biệt, sử dụng những loại khuyên kém chất lượng hay phương pháp đeo không đúng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng ngứa và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đưa các vật dụng vào tai

Giống như ngoáy mũi, một vài người có những thói quen không có lợi cho tai như ngoáy hay cọ, xoa tai. Thậm chí nhiều người còn dùng các vật thể nhọn như đầu nắp bút, que nhọn ngoáy tai.

Emma Lensey, chuyên viên tư vấn khoa tai mũi họng tại Viện Hàm Lâm ShemLey (Hà Lan) cho biết, những tác động mạnh vào tai sẽ khiến khu vực này gặp tổn thương và gây nguy cơ nhiễm khuẩn. Cô cũng khuyến cáo mọi người nên chú ý không cho những vật nhỏ hơn cùi trỏ vào trong tai.

Vệ sinh tai đúng cách

Lấy một chút giấm hòa lẫn với rượu sẽ là phương pháp vô cùng hữu hiệu giúp làm sạch tai. Bạn chỉ cần nhỏ hỗn hợp này vào trong tai, nghiêng người sang một bên, giữ yên trong 60 giây và trở lại tư thế bình thường.

bo-ngay-nhung-thoi-quen-nay-neu-ban-khong-muon-doi-tai-cua-minh-bi-huy-hoai-3

So với các cách lấy ráy tai thông thường, phương thuốc này thực sự là một điều kỳ diệu. Nó làm sạch và thông thoáng tai, tránh những hậu quả không mong muốn như trầy xước da, viêm tai, giúp bạn có một đôi tai khỏe mạnh.

Sử dụng bông ngoáy tai

Theo Webmd, ráy tai có thể khiến bạn khó chịu, nhưng thực chất nó lại có tác dụng bảo vệ đôi tai của bạn. Hãy để chúng tự đẩy ra ngoài rồi lấy khăn mềm thấm chút nước để lau sạch tai.

Sử dụng bông ngoáy tai sẽ vô tình mang vi trùng và đẩy một số ráy tai vào sâu bên trong. Nếu tai của bạn bị ảnh hưởng bởi ráy tai, hãy tới bác sĩ để được kiểm tra và họ sẽ lấy ráy tai cho bạn một cách an toàn nhất.

Bôi kem chống nắng, bỏ quên đôi tai

Theo Elizabeth Tanzi, Giám đốc Viện phẫu thuật da liễu bằng laser Washington, mọi người thường bỏ qua việc bôi kem chống nắng cho tai của mình. “Đôi tai rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, đừng bỏ quên chúng”, Tanzi cho biết.

Cô cho hay tai là một trong những vị trí dễ bị ung thư da nhất trên cơ thể con người. Triệu chứng ban đầu của căn bệnh này thường là tai bị đỏ ửng, nứt nẻ và dễ chảy máu nếu bị trầy xước.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có dấu hiệu của các triệu chứng này.

Không sử dụng nút tai khi bơi

Hồ bơi là nơi có rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn trú ẩn, bởi vậy tai của bạn sẽ không tránh khỏi bị chúng xâm nhập khi đi bơi, thậm chí có thể bị nhiễm trùng tai hay viêm tai.

Triệu chứng của nhiễm trùng tai là tai bị nghẽn, khó nghe và bị ngứa. Sau đó, ống tai bị sưng, đau và tai bị chảy mủ. Nếu tai bị đau khi chạm vào thì đó là thời điểm bệnh nhân phải đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên, tiến sĩ Rosenfeld khuyên bạn không nên sử dụng nút tai khi bơi vì nó có thể gây ra chấn thương trong ống tai.

Theo Phụ nữ TPHCM

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online