Cách phòng ngừa bệnh loãng xương cho người trẻ
Khi chúng ta còn trẻ, mô xương liên tục được tạo ra và bị phá hủy. Nhưng khi chúng ta già đi, quá trình xương mất đi diễn ra nhanh hơn so với sự hình thành xương mới. Sự suy giảm này gây ra tình trạng loãng xương (xương trở nên yếu, giòn xốp). Những người bị loãng xương dễ bị gãy xương, đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay. Họ cũng thường xuyên bị đau, khả năng vận động bị hạn chế, khó khăn khi cúi, gập người.
Trong độ tuổi 20, hệ xương vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể tiếp tục củng cố hệ xương trong thời gian này. Một số thay đổi từ khi còn trẻ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Củng cố hệ xương từ khi còn trẻ giúp làm giảm nguy cơ loãng xương.
Tại sao bạn cần đề phòng bệnh loãng xương?
Khi chúng ta còn trẻ, mô xương liên tục được tạo ra và bị phá hủy. Nhưng khi chúng ta già đi, quá trình xương mất đi diễn ra nhanh hơn so với sự hình thành xương mới. Sự suy giảm này gây ra tình trạng loãng xương (xương trở nên yếu, giòn xốp). Những người bị loãng xương dễ bị gãy xương, đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay. Họ cũng thường xuyên bị đau, khả năng vận động bị hạn chế, khó khăn khi cúi, gập người.
Người bị loãng xương thường bị đau khi cúi, gập người.
Bệnh loãng xương có thể phát triển ở cả nam giới và nữ giới trong mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến những phụ nữ mãn kinh do lượng estrogen suy giảm.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa loãng xương từ khi còn trẻ:
Tập thể dục
Một trong những điều bạn có thể làm để giữ hệ xương khỏe mạnh trong độ tuổi 20 là hình thành thói quen tập thể dục. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giữ hệ xương chắc khỏe, đặc biệt là các bài tập chịu sức nặng như chạy, đi bộ nhanh, nhảy dây, leo cầu thang…
Chạy bộ, đi bộ nhanh,… giúp giữ hệ xương chắc khỏe.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Brigham Young (Mỹ), các bài tập liên quan đến hành động bật nhảy có thể cải thiện đáng kể mật độ khoáng trong xương hông ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Chế độ hợp lý
Chế độ ăn trong độ tuổi 20 ảnh hưởng rất nhiều tới việc xây dựng hệ xương chắc khỏe. Calci và vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe của xương. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu calci như sữa, cải xoăn, các loại đậu, hạnh nhân… Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá béo (như cá hồi), trứng, ngũ cốc…
Bổ sung các thực phẩm giàu calci, vitamin D giúp phòng ngừa nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra một số thực phẩm giúp xây dựng hệ xương còn có chuối (giàu kali), mận (giàu vitamin K) và dầu olive (có chứa hợp chất oleuropein có thể ngăn ngừa mất xương) đều tốt cho sức khỏe của hệ xương.
Giữ cân nặng ổn định
phụ nữ gầy có nguy cơ cao phát triển bệnh loãng xương khi còn trẻ. Ngược lại, những người thừa cân, nhiều mỡ bụng, mỡ tại các cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ này. Nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh thừa cân dễ bị giảm mật độ khoáng trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Biết về các yếu tố nguy cơ
Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với những người khác:
– Trong gia đình có người bị loãng xương: Nếu bà hoặc mẹ của bạn mắc bệnh loãng xương, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều này đặc biệt đúng nếu một thành viên trong gia đình bị loãng xương trước 60 tuổi.
– Kinh nguyệt không đều: Hormone estrogen có thể liên quan đến mật độ xương, vì vậy những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương khi về già. Nếu bạn bị mất kinh nguyệt hơn 1 năm dù không sử dụng thuốc tránh thai, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn cụ thể.
– Bị suy buồng trứng sớm: Những người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm (trước 40 tuổi) có nguy cơ loãng xương cao.
– Hút thuốc lá: Ngoài ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Theo Healthplus
Trả lời