Những yếu tố giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Tập thể dục tác động tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, do đó, nó là một ý tưởng tốt để kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục. Thông thường, tập thể dục nhẹ làm giảm lượng đường trong máu, nhưng tập thể dục nặng với cường độ cao có thể gây ra tình trạng giảm hoặc tăng đột biến.
Điều quan trọng nhất với bệnh nhân tiểu đường là họ cần phải kiểm soát đường huyết. Để làm được điều đó, họ phải nhận thức được những nguy cơ và yếu tố ảnh hưởng.
Theo Healthmeup, 8 yếu tố dưới đây có liên quan mật thiết với đường huyết mà những bệnh nhân mắc tiểu đường cần quan tâm.
1. Thực phẩm
Đây là yếu tố quan trọng và đầu tiên bạn cần xem xét và quan tâm. Carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều nhất, khiến chúng tăng vọt nhanh chóng.
Điều quan trọng là phải theo dõi việc tiêu thụ các carbohydrate chứa trong các loại thực phẩm của mỗi bữa ăn, ăn carbohydrate phức tạp sẽ khiến cơ thể phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Hãy để mắt tới lượng thức ăn béo, chúng tốt vì giúp tăng kháng insulin.
Ảnh minh họa
2. Tập thể dục
Tập thể dục tác động tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, do đó, nó là một ý tưởng tốt để kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục. Thông thường, tập thể dục nhẹ làm giảm lượng đường trong máu, nhưng tập thể dục nặng với cường độ cao có thể gây ra tình trạng giảm hoặc tăng đột biến.
3. Thuốc
Nếu bạn đang uống thuốc, bạn nên quan sát cách nó ảnh hưởng đến đường huyết của bạn. Rất nhiều yếu tố như thời gian uống thuốc, và các loại thuốc (cho dù đó là thuốc tiểu đường hoặc một số thuốc khác) có thể có hiệu ứng khác nhau với đường huyết của bạn. Một số thuốc cũng có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
4. Căng thẳng, bệnh tật và chấn thương
Khi cơ thể bạn đang căng thẳng, không khỏe hoặc bị thương, nó giải phóng các hormone như epinephrine, glucagon, hormone tăng trưởng và cortisol. Điều này làm cho gan giải phóng glucose và làm tăng kháng insulin.
5. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có một tác động lớn đến đường huyết, khiến bạn cần nhiều insulin hơn bình thường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ dẫn đến việc khó kiểm soát bệnh tiểu đường, kháng insulin, tăng cân và tăng lượng thức ăn.
6. Hormone
Phụ nữ sẽ thấy đường huyết của họ khác nhau theo chu kỳ kinh nguyệt của họ, với những biến động đáng kể trước và sau thời kỳ kinh nguyệt của họ.
7. Mất nước
Điều quan trọng là bạn phải cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, vì mất nước có thể khiến lượng đường huyết tăng đột biến.
8. Rượu và thuốc lá
Hút thuốc làm tăng kháng insulin của bạn và cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác có thể làm nghiêm trọng thêm bệnh tiểu đường của bạn.
Khi uống rượu, gan của bạn tập trung vào việc phá vỡ chất cồn và không giải phóng nhiều đường vào máu làm giảm đường huyết, đặc biệt là khi bạn đang đói. Tuy nhiên, nếu kết hợp rượu với những thực phẩm giàu carbohydrate có thể làm đường huyết tăng vọt.
Theo SKGD
Trả lời