Những tác nhân xấu ảnh hưởng đến thận

Cơ quan nào đảm nhiệm công việc giải độc cho cơ thể cũng có sức chịu đựng đáng khen vì phải ngày đêm tiếp xúc với độc chất.

56

Cũng như lá gan, trái không hở chút là ngã bệnh, trừ khi bị đối xử không công bằng, chẳng hạn qua nếp sinh hoạt mạnh miệng với rượu bia, qua thói quen dùng thuốc giảm đau thường hơn cơm bữa… Thêm vào đó, có một số yếu tố khiến người này dễ bệnh hơn người kia, chẳng hạn:

– Không theo dõi huyết áp định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh cao huyết áp.

– Không điều trị cao huyết áp đến nơi đến chốn mà chỉ dùng thuốc theo kiểu mỗi tháng vài ngày.

– Trung thành tuyệt đối với thuốc lá để rồi nhu mô thận thành miếng mồi ngon của độc chất trong khói thuốc.

– Quá hạp khẩu với chất đạm động vật trong chế độ dinh dưỡng thường ngày khiến thận ngày nào cũng phải tăng năng suất.

– Tự đầu độc bằng phosphate trong nước ngọt có gaz, thịt xông khói, lạp xưởng, sữa đặc có đường…

– Ăn quá mặn mà quên uống nước cho đủ trong bữa ăn, trong giờ làm việc, khi đổ mồ hôi.

– Hở chút là dùng thuốc giảm đau. Nên nhớ 10% người suy thận không vì bệnh nào trước đó nghiêm trọng mà là do phản ứng phụ của thuốc giảm đau.

– Uống nước không đủ 2,5 lít mỗi ngày vì định kiến uống nhiều hại thận hoặc sợ tiểu đêm.

– Không tầm soát đường huyết và mỡ máu. Đừng quên 25% suy thận là di chứng của bệnh tiểu đường, 40% là do xơ vữa mạch máu.

– Béo phì nhưng không chịu vận động để giảm cân. Trái lại, tự hại thận qua thói quen ngồi quá lâu trước máy vi tính, máy truyền hình.

– Không áp dụng biện pháp tăng cường tuần hoàn đến vùng thận như mát-xa dọc cột sống, bơi lội, thể dục cột sống…

– Không dùng trà lợi tiểu như atisô, rau má, rễ tranh, bồ công anh… khi ghi nhận tình trạng tiểu ít, tiểu rát, sau bữa ăn nhiều thịt mỡ, vào những ngày mệt mỏi vì công việc căng thẳng, thời tiết thay đổi. Y sĩ đoàn ở châu Âu ắt hẳn có lý do chính đáng khi cổ động người dân dùng cây thuốc vài ngày trong tuần để giải độc định kỳ cho cơ thể.

Nếu xui xẻo đến thế nào, như chấn thương do tai nạn, để tiêu hết một quả thận thì người ta vẫn có thể sống đến cuối đời với một trái thận còn lại. Nhưng để cả 2 trái thận phải suy thì đúng là đáng buồn và chẳng biết trách ai cho đúng, bệnh nhân hay thầy thuốc?

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Ai chưa biết suy thận khổ đến thế nào xin thử hỏi người phải vài ngày lọc thận một lần. Bên cạnh gánh nặng tài chính, lọc thận chỉ là giải pháp chữa cháy cầm canh!

Ấy thế mà khi bàn chuyện phòng bệnh chẳng mấy ai nghĩ đến trái thận. Bảo vệ trái thận đồng nghĩa với dự phòng nhiều căn bệnh nghiêm trọng.

Theo BS Lương Lễ Hoàng – Người lao động

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online