Nhồi máu cơ tim nguy hiểm như thế nào ?

là tình trạng cần được cấp cứu. Nếu phát hiện thấy có những của một cơn , cần nhanh chóng gọi cấp cứu và tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn bè.

Theo thống kê mỗi năm nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống của hơn 20 triệu người trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%. Vậy bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra là do mạch vành bị tắc nghẽn bởi cục máu đông. Các mạch vành này đóng vai trò mang máu và oxy tới tim. Nếu lưu lượng máu đến tim bị ngưng trệ sẽ khiến tim thiếu oxy và tế bào tim sẽ bị chết. Tình trạng này thuật ngữ y học gọi là nhồi máu cơ tim.

gây ra nhồi máu cơ tim

Có 2 nguyên nhân chính gây tắc mạch vành: Mảng xơ vữa và cục máu đông. Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường có sự kết hợp cả 2 yếu tố này: Khi mỡ lắng xuống xung quanh thành mạch chúng tạo ra những mảng xơ vữa, theo thời gian khối mỡ này dày lên, làm cho lòng mạch hẹp lại gây cản trở dòng máu lưu thông. Kết hợp với cục máu đông sẽ dẫn đến tắc hoàn toàn mạch vành và nhồi máu cơ tim xảy ra.

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra:

– Khi đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.

– Sau khi hoạt động thể chất.

– Khi hoạt động bên ngoài trong thời tiết lạnh.

– Sau khi trải qua căng thẳng tinh thần hoặc suy giảm thể chất nghiêm trọng.

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

phan_bit_cn_au_tim_va_t_qu_resize
Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của một cơn nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cần được cấp cứu. Nếu phát hiện thấy có những triệu chứng của một cơn nhồi máu cơ tim, cần nhanh chóng gọi cấp cứu và tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn bè.

– Không tự lái xe đến bệnh viện.

– Không chờ đợi. Tỷ lệ tử vong cao nhất vì nhồi máu cơ tim xảy ra chính là vào giờ đầu tiên. Do đó việc chạy đua với thời gian là yếu tố sống còn quyết định sinh mạng của bệnh nhân.

Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của một cơn nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau ở một phần của cơ thể hay cơn đau lan tỏa từ ngực đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng, hoặc lưng. Đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim có thể kéo dài hơn 20 phút. Nghỉ ngơi và sử dụng các thuốc làm giãn mạch không làm giảm cơn đau. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.

Một số trường hợp nhồi máu cơ tim không bị đau thắt ngực hoặc có những triệu chứng bất thường như khó thở, mệt mỏi và suy nhược. Tình trạng này được gọi là “nhồi máu cơ tim thầm lặng”.

Chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim

Để xác định liệu có tổn thương mô tim hay không, người bệnh được yêu cầu đo điện tâm đồ và làm xét nghiệm máu.

Chụp động mạch vành có thể được thực hiện ngay lập tức hoặc sau khi bệnh nhân đã ổn định hơn. Chụp động mạch vành giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất cho người bệnh.

Ngoài ra còn có một số xét nghiệm kiểm tra tim khác là siêu âm tim gắng sức hoặc không gắng sức, nghiệm pháp gắng sức…
Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Cấp cứu

Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong phòng cấp cứu.

– Dưỡng khí oxygen

– Điện tâm đồ

– Aspirin: để làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.

– Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân – có nhiều tácc dụng: làm thư giãn mạch máu , giảm huyết áp…

– Chống đau: morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)

– Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp

Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông là cách để làm thông động mạch vành tim.

– Điều trị nội khoa: thuốc làm tan cục máu đông (thrombolysis).

– Điều trị ngoại khoa: thò ống thông xuyên qua động mạch đùi đi vào động mạch vành tim, làm nong mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có thể nhét ống căng mạch (cardiac catherization & angioplasty +/- stent).

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng có thể phải tiến hành giải phẫu ghép động mạch tim.

Sau khi điều trị qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, người bệnh cần tiếp tục theo dõi tại bệnh viện, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi xuất viện đồng thời tái khám định kỳ,

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online