Đau vùng thượng vị cẩn thận bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Đau vùng thượng vị, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có lúc chỉ đau như bụng cồn cào, ăn vào thì đỡ đau. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.

là tình trạng niêm mạc dạ dày – hành tá tràng xuất hiện ổ loét, có khi ổ loét còn xuống đến lớp dưới niêm, lớp cơ và lớp thanh mạc làm thủng dạ dày hoặc tá tràng.

cach-phong-viem-loet-da-day-ta-trang11423976620

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

– Sử dụng quá nhiều chất kích thích: rượu, thuốc lá.

– Ăn nhiều thức ăn quá cay, nóng, chua.

– Ăn không đúng giờ.

– Sử dụng một số thuốc và hóa chất như: acid, bụi kim loại, thuốc giảm đau, corticoid, kháng viêm.

– Tâm lý căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, stress…

– Mắc một số bệnh như: tiểu đường, hạ đường huyết, xơ gan…

– Môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém.

– Ăn thức ăn chưa nấu chín.

– Do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) xâm nhập khi niêm mạc dạ dày bị suy yếu. HP được tìm thấy khoảng 70% ở các ổ loét dạ dày – tá tràng.

Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

– Đau vùng thượng vị, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có lúc chỉ đau như bụng cồn cào, ăn vào thì đỡ đau. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.

– Đau tái phát sau 2 – 8 tuần không điều trị hoặc không thấy dấu hiệu đau.

– Triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị.

– Sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
Biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng

– Hẹp nôn vị: đau bụng và nôn rất dữ dội.

– Thủng dạ dày: cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, cần phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.

– Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu và đại tiện ra máu.

– Ung thư dạ dày: Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ chuyển sang ung thư gây nguy hiểm cho tính mạng.

trieu-chung-viem-loet-da-day-ta-trang1

Cách phòng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống để không bị nhiễm vi khuẩn HP ( vi khuẩn này lây qua đường ăn uống):

– Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì cần dùng riêng bát, đũa, cốc, chén, trước khi dùng phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch.

– Cần có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh.

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, dùng nước sạch, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Không lạm dụng rượu bia và thuốc lá, không ăn thức ăn quá cay, nóng, chua và tránh căng thẳng thần kinh.

Ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày như gạo nếp, cơm, bánh nếp, sữa, bánh bột năng, bánh mì, bánh quy…

Không dùng các gia vị như: ớt, tiêu, cà ri, giấm, mù tạc, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, trái cây chua, thức ăn lên men như mắm, tương; thịt nguội chế biến sẵn… Hạn chế các món rán xào.

Nên ăn cá vì cá cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

– Điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

– Ăn đúng bữa và đủ 3 bữa.

– Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

– Sắp xếp công việc khoa để tinh thần thoải mái, giảm lo lắng; ăn, ngủ, giải trí điều độ.

Theo

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online