Cách nấu 3 loại nước giúp vừa xả ‘nóng trong’ lại vừa bổ dưỡng

Quả la hán với độ ngọt gấp 300-400 lần đường mía nhưng lại rất ít calo, thích hợp cho người bị béo phì, tiểu đường. Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường. Có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện.
recipe19764-prepare-step1-636287269767235035-1

Cái nắng hè oi bức dễ dàng làm cơ thể bạn ‘phát hoả’. Máy lạnh cũng chỉ làm mát được bên ngoài, còn vấn đề nóng trong vẫn còn đó. 3 công thức nước uống này sẽ giúp bạn, vừa dụng thanh nhiệt lại bổ dưỡng.

Mới đầu hè nhưng thời tiết khó chịu, nắng nóng dễ khiến bạn mắc các bệnh về nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa. Ngoài ra, cơ thể đổ nhiều mồi hôi nên dễ bị mất nước, ăn uống cũng không ngon miệng. Dưới đây là cách nấu 3 loại nước giúp bạn “mát từ trong ra ngoài”:

1. Nước gạo lứt
photo-1-1485301232487-24-0-365-550-crop-1485301243659-1

Nước gạo lứt uống rất mát mà mùi vị lại thơm (Ảnh qua: Soha)
Gạo lứt bổ sung nhiều dinh dưỡng, chống độc, bổ gan, bổ thận, tăng hồng cầu, trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu, ngăn ngừa loãng xương, viêm khớp. Vì vậy ngoài thanh nhiệt lại giúp bồi bổ cơ thể khi gặp thời tiết nóng bức.

Nguyên liệu:

1kg gạo lứt hạt dài hay tròn
Muối
Nước lọc
Sơ chế nguyên liệu: Trước khi rang, không rửa gạo qua nước lạnh, chỉ nhặt bỏ những hạt gạo xấu.

Cách làm:

Gạo lứt đổ vào chảo, dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy, rang đến khi ngửi hạt gạo có mùi thơm, hạt gạo đậm hơn, săn lại thì tắt bếp (khoảng 5-7 phút).
Đong một cốc nhỏ hoặc dùng cốc đựng sữa chua và 3 lít nước.
Đổ vào nồi, đun lửa nhỏ, thêm một thìa nhỏ muối, đun đến khi hạt gạo chín mềm, đợi nguội, lọc lấy nước. Cất nước vào tủ lạnh cho con dùng dần.
2. Nước đậu đen
tac-dung-cua-dau-den-1548-phunutoday

Cả nước và phần hạt đậu đen đều tốt, khuyến khích dùng (Ảnh: Phunutoday)
Đậu đen được dân gian làm đồ uống giải nhiệt từ xa xưa, không chỉ bổ dưỡng mà nó còn dùng trong chế biến thuốc. Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người.

Nguyên liệu:

Đậu đen 100g (lòng xanh là tốt nhất)
Nước 1 lít
Nồi
Chảo đáy rộng
Rây lọc
Cách làm:

Rửa sạch đậu đen dưới vòi nước chảy cho hết bụi bẩn loại bỏ hạt đậu hỏng, không cần ngâm.
Bắc 1 cái chảo lên, để lửa vừa, bạn cho toàn bộ số đậu đen vào rang, đảo liên tục để đậu không cháy, chú ý điều chỉnh lửa phù hợp. Tốt nhất để lửa nhỏ.
Sau khi rang chín đậu, đổ đậu ra đĩa.
Cho nước vào nồi đun sôi, cho hết số đậu đã rang vào nước và đun cho đậu sôi 10 phút thì tắt bếp, đậy vung ủ thêm 15 phút nữa.
Dùng rây lọc bỏ xác đậu, lấy phần nước để nguội rót vào chai, có thể để trong tủ lạnh dùng dần.
3. Trà sâm bí đao
cach-lam-nuoc-sam-bi-dao-thanh-nhiet-giai-doc-ngay-he-hinh-4

Trà bí đao là thức uống giải khát thanh mát, dễ uống có tác dụng giải độc, cung cấp năng lượng cho cơ thể (Ảnh: Kienthuc.net)
Bí đao là loại quả rất quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, vỏ cứng nên giúp bảo quản được lâu ngày.

Quả la hán với độ ngọt gấp 300-400 lần đường mía nhưng lại rất ít calo, thích hợp cho người bị béo phì, tiểu đường. Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường. Có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện.

Thục địa có vị ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.

Nguyên liệu làm sâm bí đao:

1,5kg bí đao già
20g thục địa
1 trái la hán quả
4 khúc mía lau bằng gang tay
10 cọng lá nếp
4 lít nước lạnh.
Dụng cụ: Nồi nấu, bình đựng nước sâm bí đao.

Cách làm sâm bí đao như sau:

Tất cả nguyên liệu ngâm, rửa sạch, để ráo.
La hán quả và thục địa mua ở tiệm thuốc Bắc. La hán quả cũng rửa sạch vỏ.
Mía lau chẻ từng thanh nhỏ đặt dưới đáy nồi, rồi tới bí đao cắt khoanh để nguyên vỏ và ruột, thục địa cắt miếng, la hán quả bẻ ra, sau đó cho nước lạnh vào nấu.
Khi nồi bí đao sôi, hạ lửa nhỏ nấu cho đến khi bí đao chín mềm khoảng 60 phút thì cho lá dứa vào, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Đậy nắp nồi và để thật nguội thì lọc nước sâm qua rây, bỏ phần cái.
Không chỉ giải nhiệt, sâm bí đao còn giúp làm đẹp da, mượt tóc, chống say nắng theo cách hoàn toàn tự nhiên.

Hoàng Kỳ tổng hợp

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online