Bệnh tiểu đường không tha cả người gầy

Đái tháo đường không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng chất lượng sống nặng nề, thậm chí tử vong.

Bất kỳ ai cũng có thể bị , nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các , thậm chí tử vong.

Nguyên nhân và biểu hiện

Nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường có thể là do di truyền trong gia đình, hoặc do thay đổi lối sống dẫn đến thừa cân, béo phì.

Nếu bị một trong các biểu hiện sau đây, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh đái tháo đường, nên đi khám để tầm soát bệnh: Uống nhiều, đi tiểu nhiều, lãng tai, hay đói, vết thương lâu lành, mệt mỏi, sụt cân, ngứa da và nhìn mờ.

Thử đường huyết để phát hiện bệnh

Bất kì ai cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường (kể cả người gầy), tuy nhiên, một số người được coi là có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Đó chính là những người béo phì (đàn ông có vòng bụng > 90cm, phụ nữ có vòng bụng > 80cm), di truyền (có người thân bị bệnh đái tháo đường), ít vận động, lớn tuổi, ăn uống không khoa học, bị bệnh về tuyến tụy, sử dụng thuốc lợi tiểu, sinh con > 4kg.

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Đái tháo đường không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng chất lượng sống nặng nề, thậm chí tử vong.

Biến chứng đầu tiên phải kể tới là ở mắt. Bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị các bệnh lý võng mạc ở mắt do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương và phá hủy các mao mạch ở đáy mắt. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thị lực suy giảm nhanh chóng, thậm chí mù lòa.
Gay-gio-xuong-van-bi-tieu-duong-2

Biến chứng hoại tử do mất cảm giác dây thần kinh ngoại biên

Tiếp đến, người bị bệnh tiểu đường huyết áp thường tăng cao, có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, từ đó dễ tai biến mạch máu não, bệnh lý tim mạch, tử vong.

Bệnh nhân tiểu đường còn bị mất cảm giác (chủ yếu ở bàn chân) do thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng. Vì không có cảm giác đau nên khi chân bị thương, bệnh nhân khó nhận biết, từ đó vết thương hoại tử, gây lở loét.

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương cho thận, làm giảm chức năng lọc và bài tiết.

Nhiễm trùng là biến chứng hay gặp nhất, bởi lượng đường trong máu tăng cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Bệnh nhân thường bị nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hoặc sinh dục.

Do bị bệnh, phải ăn uống kiêng khem dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết. Nếu không xử trí kịp thời sẽ gây ra di chứng thần kinh lâu dài.

Hôn mê là biến chứng đáng sợ nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế cấp cứu nhanh chóng nếu không có thể sẽ tử vong.
Chế độ ăn lành mạnh cho người tiểu đường

Theo BS CK I Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, bệnh nhân đái tháo đường nên biết cách ăn uống lành mạnh để vẫn vui mà đảm bảo được .

Người đái tháo đường nên ăn thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa một lượng vừa đủ phù hợp với mức đường huyết cần kiểm soát, chế độ vận động và sử dụng thuốc.

Bệnh nhân đái tháo đường nên biết cách ăn uống lành mạnh để vẫn vui mà đảm bảo được sức khỏe.

Trong một bữa ăn, cần đạt lượng bột đường ổn định và vừa đủ, đảm bảo nhu cầu lượng đạm và béo, tăng nhiều rau củ và trái cây ít ngọt để không làm đường huyết tăng nhanh và cao quá.

Bị tiểu đường cần phải hạn chế tối đa thức ăn ngọt tinh như bánh, kẹo, mứt, mật ong, trái cây ngọt, nước ngọt,… mà nên dùng các loại tinh bột như cơm, bún, khoai, bắp, miến… trong bữa ăn. Tuy nhiên, hãy luôn mang trong người một ít bánh kẹo hay sữa để phòng khi hạ đường huyết do đi chơi xa mà chưa đến bữa ăn.
Tiểu đường tuýp 1, 2 và trong thai kỳ

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột, chất đường, các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Đái tháo đường được chia thành tuýp 1, 2 và có điều kiện.

Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này gây nên rất nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Đái tháo đường trong thai kỳ là một dạng của đái tháo đường “có điều kiện”. Đái tháo đường “có điều kiện” xảy ra liên quan đến những tình trạng bệnh lý nào đó, như là bệnh tuyến tụy, một số rối loạn di truyền và mang thai. Tuy nhiên, dù chỉ xảy ra ngắn hạn, những phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ sẽ bị gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong giai đoạn sau của cuộc đời.

Theo VietNamNet

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online