Đừng cố chịu khi có những dấu hiệu đau bụng này, đó là dấu hiệu báo bệnh!
Đau bụng kiểu này thì bạn không bao giờ được bỏ qua, nên đi khám ngay để biết nguyên nhân
Với hầu hết mọi người, đau dạ dày là một tình trạng sức khỏe thường gặp trong cuộc sống. Ngoài những cơn đau bụng bình thường và có thể tự biến mất thì cũng có một số dạng đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và không nên bỏ qua.
Nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng để tìm hiểu xem cơn đau bụng của bạn là cơn đau bình thường sẽ tự khỏi hay nghiêm trọng cần đi bác sĩ không phải là điều dễ dàng. Chính bởi vậy, các chuyên gia y tế chỉ ra một số loại đau bụng mà bất kì ai nếu gặp phải cũng không được bỏ qua vì nó có thể là tín hiệu cho biết bạn đang mang bệnh nào đó.
1. Cơn đau bụng kéo dài không biến mất
Liz McMahon, một chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại Philadelphia cho biết, nếu gặp bất kì cơn đau bụng mãn tính nào (đau dai dẳng hoặc tái phát kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn) thì cần đảm bảo đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Sự khó chịu do đau bụng như thế này bao gồm các triệu chứng như tiêu chảy liên tục, táo bón, đau sau khi ăn, cảm thấy no chỉ sau một vài miếng thức ăn, đầy hơi và chướng bụng.
Những tình trạng này có thể được gây ra bởi bất cứ điều gì, từ hội chứng ruột kích thích hoặc không tiêu thụ đường sữa đến tình trạng nặng hơn là bệnh dạ dày…
“Điều quan trọng là cần đi gặp bác sĩ để loại trừ bất cứ điều gì nghiêm trọng hơn như bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac, cũng như để có được chẩn đoán chính xác”, ông McMahon nói. Một khi chúng ta biết vấn đề là gì thì việc ứng phó với nó cũng sẽ đơn giản hơn nhiều.
2. Đau bụng đi kèm với buồn nôn hoặc nôn
“Sự khó chịu của dạ dày đi kèm với buồn nôn và ói mửa có thể xảy ra vì nhiều lý do”, Elena Ivanina, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện Lenox Hill cho biết. Những nguyên nhân mà ông đưa ra bao gồm: Tắc ruột, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm, sỏi thận, vỡ u nang buồng trứng, viêm loét hoặc thậm chí là một cơn đau tim.
“Có nhiều chẩn đoán khác cần xem xét vì vậy điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị đau bụng kèm buồn nôn và nôn”, Ivanina nói thêm.
Tất nhiên, trong một số trường hợp, buồn nôn có thể là do ăn quá nhiều hay ngộ độc thực phẩm và tình trạng này thường qua đi trong vòng 1-2 ngày.
“Hầu hết mọi người đều đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không thấy quen thuộc, trở nên tồi tệ hơn, không biến mất hoặc có liên quan tới các triệu chứng như sốt hoặc máu trong phân”, cô nói.
3. Đau hoặc khó chịu trong bụng cùng với biểu hiện có máu trong phân
“Bất kỳ trường hợp nào nếu thấy máu có ở miệng hoặc hậu môn đều cần phải được đánh giá bởi bác sĩ. Có máu trong phân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm bao gồm viêm đại tràng, túi thừa, bệnh trĩ, loét dạ dày chảy máu và ung thư đường tiêu hóa”, Samantha Nazareth, một bác sĩ tiêu hóa có trụ sở tại thành phố New York cho biết.
“Tuy nhiên, tiêu thụ một số loại thực phẩm và thuốc cũng có thể làm cho phân có màu đen, vì vậy điều quan trọng là phải suy nghĩ về những gì bạn đang dùng và ăn, ví dụ như quả việt quất, củ cải đường, cam thảo đen và các loại thuốc như thuốc sắt…”, Niket Sonpal, giáo sư ứng cử viên tại Đại học Touro College of Osteopathic Medicine nói.
4. Đau hoặc khó chịu ở bụng đi kèm với giảm cân không giải thích được
“Giảm cân bất ngờ hay không có chủ ý luôn cần được quan tâm và phải được bác sĩ đánh giá xem nó có kèm theo đau dạ dày hay bất kỳ triệu chứng nào khác không. Và nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư, viêm tụy mãn tính, bệnh Crohn hay các bệnh khác”, ông Ivanina nói.
5. Đau hoặc khó chịu cùng với sốt
“Nếu bạn có cảm giác khó chịu ở dạ dày và có thân nhiệt cao hơn bình thường, điều này có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng. Trong những trường hợp như thế này, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp”, chuyên gia dinh dưỡng Sonpal nói.
Bạn bao giờ cũng là người hiểu rõ cơ thể mình hơn bất kì ai hết. Vì vậy, nếu bạn nghĩ có gì đó không ổn – ngay cả khi bạn không chắc chắn rằng nó có nghiêm trọng hay không – thì cách tốt nhất là nên đi khám bác sĩ.
Trả lời