Bị gan nhiễm mỡ – Nên làm gì ?

là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Người bị đa phần đều không có triệu chứng, vì quá trình lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ. Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất nguy hiểm vì 10-25% số bệnh nhân có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong.

su-khac-nhau-giua-viem-gan-B-va-viem-gan-C1
Nên đi khám định kỳ

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Khoa Giải phẫu Gan mật, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, các đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ gồm những người béo phì, nghiện rượu, tiểu đường tuýp 2, những người suy dinh dưỡng thiếu protein. Ngoài ra, viêm gan C mãn tính, bệnh tăng mỡ trong máu, dùng liều cao và kéo dài một số thuốc như corticoides, tétracycline, estrogen làm rối loạn biến đổi mỡ trong gan, cũng khiến gan bị nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ hầu như không có triệu chứng biểu hiện cụ thể. Có người cảm thấy hơi mệt mỏi hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Ở mức độ vừa thì có những biểu hiện chán ăn, buồn nôn, trướng bụng, có người gặp biểu hiện giống như thiếu vitamin như bầm ở da, sừng hóa da, móng, tóc… Những người ở thể nặng còn bị chứng vàng da, cổ trướng. Với những biểu hiện lâm sàng như vậy, nên phần lớn các trường hợp phát hiện ra gan nhiễm mỡ là do tình cờ làm xét nghiệm bệnh khác. Do vậy, để phát hiện các rối loạn trong chuyển hoá, nên đi và làm các xét nghiệm định kỳ.

Tiến sĩ Lê Thành Lý, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa -Gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, gan nhiễm mỡ ở hầu hết các trường hợp chẩn đoán không là bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Vì thế, điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Nếu bị thừa cân, nên áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân. Những người bị gan nhiễm mỡ do rượu, bệnh sẽ hồi phục nếu bệnh nhân từ bỏ thứ đồ uống này.

Tập luyện và chế độ dinh dưỡng

Theo bác sĩ Tuấn Anh, việc siêu âm và chụp cắt lớp điện toán có độ nhạy khoảng 60% trong việc phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, nếu phát hiện qua siêu âm, mọi người cũng không nên hoang mang, lo lắng bởi chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác.Hiện nay, gan nhiễm mỡ không thể điều trị bằng thuốc hay bằng phẫu thuật. Khi bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là viêm gan mỡ không do rượu, phương án điều trị hữu hiệu nhất là do sự chủ động của người bệnh bằng chế độ tập luyện và dinh dưỡng hợp lý.

Bác sĩ Dương Công Minh, Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh cho biết, người bị gan nhiễm mỡ nên giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng. Hạn chế ăn chất béo, nên ưu tiên chọn dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật (trừ mỡ cá). Ngoài ra, cần hạn chế các loại thức ăn từ các món chiên xào, lạp xường, xúc xích. Cần hạn chế các đồ ngọt như bánh, kẹo, mật đường, mía, các loại nước ngọt… Không nên ăn các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu.

Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối… Ăn trái cây thì nên chọn các loại như chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín. Trong khẩu phần ăn nên tăng cường lượng rau, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi/ngày.

Gan nhiễm mỡ tuy lành tính, nhưng tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao đến 25%, có khoảng l,5% – 8% số người bệnh có thể phát sinh xơ gan. Một khi phát sinh xơ gan, tiên lượng giống như xơ gan dạng tĩnh mạch cửa, tức là sẽ có báng bụng; giãn tĩnh mạch; đường tiêu hóa xuất huyết nhiều, sau cùng dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ cấp tính do thuốc, ngộ độc, thai nghén… thì tỉ lệ tử vong rất cao. Tuyệt đại đa số gan nhiễm mỡ mạn tính, nếu sớm phòng trị, có thể ngăn cản bệnh phát triển nặng thêm.

Một số thực phẩm nên dùng

Nhộng tằm: Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.

Nấm hương: Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

Lá trà: Có khả năng giảm trừ các chất bổ, béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol trong máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen: Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng pha với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

Bắp trái, rau cần: Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.

Theo GĐ&XH

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online