Cây thuốc trong đông y: Vị thuốc An Tức Hương

+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Vị thuốc chi, còn gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư)…
p4
Tên Khoa Học

Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib. Thuộc họ Styracaceae.

Mô Tả:

Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm. Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.

Thường sống ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

Thu Hoạch

Vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Đem về chia thành 2 loại:

. Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani.

. Loại kém: mầu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát. ..).

Phần Dùng Làm Thuốc

Dùng nhựa của cây (Benzoinum). Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm.

Bào Chế

Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả vào nước, khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô.

Thành Phần Hóa Học:

+ An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%, Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%.

+ An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%.

Tính Vị: An túc hương

+ Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo).

+ Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy Kinh:

+ Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).

+Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc).

+ Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học)

Chủ Trị:

An tức hương

+ Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).

+ Tri Di tinh (Hải Dược Bản Thảo).

+ Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)

+ Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).

+ Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).

+ Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Liều Dùng:

. Dùng uống: 2g 4g.

. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.

Kiêng Kỵ:

+ Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online