Mô tả sản phẩm
Cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một trong nhóm cây này được quan tâm phát triển.
Đường từ cây cỏ ngọt
- Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza trong cây cỏ ngọt, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.
- Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Cần lưu ý khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, tức là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ, chú ý không để cây ra hoa mới thu hái.
- Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển sử dụng cây cỏ ngọt trong đời sống hàng ngày. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát; đến những năm 70 cỏ ngọt đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á.
Tác dụng của cây cỏ ngọt
- Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.
- Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza. Ngoài ra, người ta còn dùng để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm.
- Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.
- Cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài tác dụng điều vị, cỏ ngọt cũng có vai trò lớn trong việc điều hòa đường huyết, lợi tiểu, chống béo phì và giảm cân.
- Stevia được nhiều người biết đến là loại cây có vị ngọt, bùi nên nó có thể cung cấp lượng đường cần thiết trong máu.
- Nước đun từ lá cỏ ngọt có màu sánh như mật ong và vị ngọt rất dễ chịu, đọng vị lâu trong miệng. “Có thể dùng trực tiếp từ cành lá cỏ ngọt tươi sau khi hái nhưng dùng lá tươi thì hàm lượng chất ngọt không bằng lá khô. 6kg cành lá tươi mới được 1kg cành lá khô nên cành lá khô ngọt hơn nhiều so với cành lá tươi”
Tác dụng Ngăn ngừa bệnh dạ dày
- Stevia chính là một loại thuốc bổ giúp chống lại bệnh các rối loạn dạ dày, giảm đau đớn và tiêu hóa tốt.
- Chăm sóc răng miệng
- Stevia có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hào với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày.
- Chăm sóc da
- Một tác dụng kỳ diệu của stevia là nó có thể ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm tiết bã nhờn da, chống viêm giúp bạn luôn có một làn da mịn màng và rạng rỡ.
- Ngoài ra, stevia còn được dùng như một mỹ phẩm tự nhiên cho da giúp làm giảm nếp nhăn và tươi sáng hơn.
- Chăm sóc tóc
- Stevia là một loại thảo dược có lợi trong việc điều trị các vấn đề về gàu và da đầu, giúp bạn luôn có một mái tóc khỏe và bóng mượt.
Cách dùng:
- Dùng cỏ ngọt để sử dụng hàng ngày như một loại trà.
- Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.ên
- Nên dùng kết hợp cỏ ngọt với một số loại thảo dược khác VD: Giảo cổ lam, Cà gai leo, hoặc diệp hạ châu để giảm bớt vị đắng và tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Cho đến nay, thông tin khoa học về cây cỏ ngọt chỉ là chuyện chất tạo ngọt không phải gốc đường (không chứa glucose) nên có thể sử dụng cho những người không được ăn đường (như người đái tháo đường, béo phì…) để thay thế đường thông thường nhưng chưa rõ liều lượng sử dụng bao nhiêu là vừa phải và ngoài chất tạo ngọt thì trong cây còn chất có dược tính khác nữa hay không. Trên thế giới, loại đường trong cây cỏ ngọt được trích tinh ra để dùng ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường và người thừa cân chứ không phải để chữa bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.